Tôi
sinh ra trên mảnh đất nghèo khó, cằn cỗi và trơ trọi. Mồ côi cha mẹ từ
ngày con tấm bé. Tôi, một thân, một mình, trôi nổi giữa dòng đời xô đẩy.
Tôi sống lay lất, nay đây mai đó, chẳng chốn nương thân, chẳng nơi
nương tựa. Rồi tôi gặp chị, tình cờ, trong một lần, đang chào bán hàng
rong, thì va phải chị. Nghe phong phanh hoàn cảnh của tôi, chị thấy
thương, rồi đem tôi về, nuôi dưỡng. Chị cũng giống tôi, khổ vì mảnh tình
không trọn vẹn, khổ vì cái phận nghèo đeo bám quanh năm nên duyên số
đẩy đưa tôi gặp chị, để hai chị em nương tựa vào nhau mà sống. Chị coi
tôi như máu mủ ruột rà của chị, mọi điều tốt đẹp trên đời này, chị chỉ
mong thuộc về tôi, dành cho tôi, mà thôi. Đời tôi, khi ấy, bước sang
trang mới, một trang với nhiều hi vọng và tốt đẹp trong tương lai. Nhưng
rồi, đến năm, tôi lớn lên, bắt đầu có nhiều biến cố đến với cuộc đời
tôi, mà biến cố lớn nhất đó là sự thay đổi của chị.
Từng
ấy năm trôi qua, tính nết của chị tôi hiểu rất rõ. Chị là người ít nói,
hiền, chịu thương chịu khó, quanh năm suốt tháng bán mặt cho đất, bán
lưng cho trời, đổi lấy miếng cơm, manh áo, sống qua ngày. Cơ man cuộc
sống của tôi chỉ đủ qua bữa, qua ngày, nhưng tôi cảm thấy vui lắm, vui
vì căn nhà nhỏ, lúc nào cũng rộn rã, đầy ắp tiếng cười đùa của tôi và
chị. Tôi thích ở bên chị, muốn được nhìn ngắm đôi môi đỏ xinh chúm chím
như hoa cười của chị, muốn được thấy khuôn mặt rạng ngời những nét xinh
tươi trời phú của chị. Tôi lớn lên, trưởng thành, những suy nghĩ trong
tôi về chị, giờ đã khác. Tôi thương thầm chị, thương lúc nào cũng không
hay. Có điều, ở chị, có những góc khuất trong lòng mà chị chẳng bao giờ
nói ra, có những bí mật về chị mà tôi không bao giờ được biết. Tôi cảm
nhận được điều đó qua ánh mắt của chị, vì chị ít khi nào nhìn thẳng vào
tôi, đôi mắt lúc nào cũng cụp xuống ra vẻ buồn buồn, u uất…
Ảnh minh họa: internet
Ngày
tôi lên thành phố lập nghiệp, là ngày, tôi thấy ở chị những sự thay đổi
lớn. Chị hay thu mình trong góc phòng, khóc cười với con búp bê cũ kĩ,
một mình. Chị lang thang ngoài ngõ nhiều hơn, thường xuyên lả lơi trước
cánh đàn ông vô công rỗi nghề. Chiều chiều, chị hay lẻn nhà, trốn làng
xóm, trèo lên đồi vắng trên làng, đi vòng vòng quanh cây nhãn sai trái
trĩu nặng, ngọt lịm, nơi mà người dân đồn có ma ở đó. Chị không còn nhận
ra tôi nữa, thường hay chửi rủa tôi và mọi người xung quanh. Những lời
chửi của chị thường cay độc, than thân, than phận, đời mình bạc phước,
bạc bẽo. Chị không đi làm được nữa, chỉ ở nhà, quanh quẩn, phá làng, phá
xóm, ve vãn đàn ông xung quanh. Chị điên rồi, thành người điên thật
rồi, điên tình và điên vì đời. Tôi không ngờ và cũng không hiểu tại sao
chị lại bị như vậy...
Ít
lâu sau, chị mất. Chị ra đi, để lại trong lòng tôi một nỗi đau vô cùng,
một sự mất mát lớn đến khó tả. Tôi, sau này, mới biết được sự thật về
chị, biết được điều gì đã làm chị tôi điên. Là vì, ngày hôm đó, cái hôm
tôi tan trường, về nhà, than với chị là tôi thèm ăn nhãn, thèm lắm. Tôi
nào có biết, nhà mình khi ấy, thiếu tiền, chị đã leo lên đồi vắng hôm
nọ, mà hái cho tôi, hái những chùm nhãn căng tràn và mọng nước. Chị bị
trợt chân, té, sau khi hái được mấy chùm nhãn chín, chị cất một nửa vào
trong túi áo, một nửa đem về nhà, nhìn tôi ăn ngon lành. Ừ, là chiếc áo
đó, của chị tôi, tôi sững sờ, chết lặng, tần mần cầm chiếc áo đựng mấy
chùm nhãn đã khô của chị.