Chuyện bắt đầu lãng nhách, bỗng nhiên một ngày nọ, có 1 đoàn
người bu vô rừng tóm cổ hai cha con ông già 80 tuổi tên Hồ Văn Thanh và
đứa con hơn 40 tuổi tên Hồ Văn Lang ra, và tuyên bố rằng mình “giải cứu”
được họ – người rừng.
Tuy nhiên, chuyện “người rừng” không dừng lại ở đó. Sẽ là may mắn gấp nghìn lần cho hai bố con ông ấy nếu họ được để yên thân nằm ở trạm xá điều trị, để yên thân cho đứa cháu dạy anh Lang cách chơi ná thun, đội nón bảo hiểm đi xe máy.
Nhưng đời về cơ bản là không may, chỉ
trong 30 giây tích tắc ngắn ngủi, hàng chục (hay hàng trăm) nhà báo đã
xôn xao từ mọi miền đất nước đổ về làng ấy. Họ lục tung căn nhà trong
rừng của ông Thanh ra, lục tung cái rìu, cái xô, cái lược, nếu có cái
quần lót, chắc họ cũng tìm ra. Họ chụp hàng trăm tấm ảnh, nào là người
rừng nằm trạm xá, con trai người rừng thích thú hút thuốc, người rừng
cha bắt đầu ngồi dậy được. Thậm chí nhiều nhà báo còn bày vẽ ra cả đống
thí nghiệm như “cận cảnh người rừng đội mũ bảo hiểm ngồi xe máy dạo
phố”, “người rừng sợ hãi người xung quanh và muốn ngủ ngoài rừng”…
Hãy thử tưởng tượng, trong vòng 1 ngày
ngắn ngủi, cái gia đình nông dân của cháu người rừng, từ nông dân bình
thường, đã xuất hiện đầy các trang báo, lôi kéo thêm “các đoàn công tác ở
miền Bắc” về xôn xao xôn xao xôn xao.
Và bùng nổ của câu chuyện là ông Hồ Minh
Lâm, cháu ruột của người rừng, đã ngã giá đòi tiền các nhà báo 1, 5
triệu. Theo nhà báo Thanh Trung của báo Tiền Phong, anh giật tít: “Phỏng
vấn “người rừng”: 1 triệu đồng, thăm nhà: 4 triệu đồng” – rồi sau đó
đọc trong bài viết dài thượt, cuối cùng cũng chỉ thấy mức giá cao nhất
ông Lâm từng hét là 3 triệu. Vậy 4 triệu của anh ấy là sao?
Tôi không phải người ở đó để xét đoán về
sự ngay thẳng của ông Lâm hay những người đang có cơ hội kiếm chác từ
cái lạ lẫm của những con người đang lu xu bu đổ đến chỗ cha con người
rừng mà viết bài, chụp ảnh, làm thí nghiệm trên.
Chỉ có 2 vấn đề tôi muốn nhìn rõ hơn ở đây.
Chỉ có 2 vấn đề tôi muốn nhìn rõ hơn ở đây.
Bạn có mệt không nếu một ngày phải trả lời 100 câu hỏi giống nhau?
Nếu chỉ là một nông dân bình thường, hẳn người ta sẽ phải phát điên lên vì những câu hỏi kiểu:
Người rừng đêm đêm có hú như sói không?
Người rừng có biết nói tiếng người không?
Chú dẫn tôi đi xem nhà cha con người rừng đi?
Người rừng có ăn thịt sống không?
Cảm nghĩ của gia đình khi lần đầu tiên gặp lại người rừng sau 40 năm?
Một cuộc sống bình thường vốn không quá
giàu có mà bỗng nhiên bị quấy rầy bởi đàn đàn lũ lũ những nhà báo đến
xôn xao với hàng trăm câu hỏi hẳn là cũng chả bình thường được nữa. Và
bỗng nhiên, người cháu ấy nghĩ có thể kiếm thêm tiền từ việc cứ phải
dắt hết người này đến người kia lên rừng, làm “tour guide” cho “Người
Rừng Trekking” suốt cả ngày cả tuần thì e cũng là một suy nghĩ dễ dàng
xuất hiện trong đầu họ.
Nhưng dường như các nhà báo đã quá uất
ức vì mình đi kiếm tiền mà có đứa dám kiếm tiền trên đầu trên cổ mình,
nên lập tức họ phải viết một bài để chửi cho đã miệng cái thằng cháu bạc
tiền vô nhân tính đem ông chú ra mua bán ngã giá với họ. Họ là nhà báo
mà, phàm là nhà báo, phải luôn miễn phí, giống như các nhà báo đi viết
chân dung từ thiện vậy, viết cho là may nên gia đình các cô chú phải
chăm chú mà cung phụng cháu một chút. Cũng cần chú thích thêm là ngay
trong buổi sáng nhà báo Thanh Trung kia phẫn uất vì bị đòi tiền thì báo
Tuổi Trẻ đã đăng ý kiến của cháu người rừng như sau:
Riêng việc đòi tiền nếu phỏng vấn cha
con người rừng 500 ngàn đồng và dẫn đường vào rừng 4 triệu đồng ông Lâm
xác nhận: “Tôi có nói với một phóng viên vì thấy ghét! Đến chưa nói chi
đã ầm ầm phỏng vấn như tra tấn chúng tôi vậy. Tôi nói mà chưa ngửa tay
lấy tiền ai cả. Chúng tôi gồm 3 người dẫn đoàn công tác vào rừng, chúng
tôi cõng quần áo, máy móc, nấu cơm cho đoàn ăn, mang nước và bảo vệ cho
họ. Băng qua núi cao, vực sâu nguy hiểm, tiền công chúng tôi lấy mỗi
ngày 500 ngàn đồng/người cũng đúng thôi vì đi rừng rất xa.” – ông Lâm
giải thích.
Vậy đó, thế mà trong chốc lát, vì lỡ bị
đòi tiền (khi đang kiếm tiền) có thể nhà báo Thanh Trung (và 1 cơ số báo
khác) đã uất giận quá nên viết bài chăng?
Chuyện một con người thay đổi vì mấy
chục bài báo cũng không có gì lạ. Bởi tôi đã từng gặp những người, vừa
làm được chút việc tốt, được báo chí viết 3-4 bài, quen với “nhà báo
lớn”, chỉ vài năm sau họ đã bắt đầu nói bằng cái giọng: “Em ơi phỏng vấn
chị làm gì, em cứ search trên google là có hết, chị nổi tiếng lắm!”,
hoặc “Tôi làm vầy là vì nhân loại, không phải vì tiền, nên báo chí đi
theo chăm sóc cho tôi là đúng!” – Lạy trời, lúc đó thấy kinh hoàng trước
nhân vật ngời ngời trên báo thuở nào, và lúc đó tự dưng tôi thắc mắc,
người ta thay đổi hay ảo tưởng lu xu bu mà các nhà báo gieo vào đầu họ
đã khiến họ thay đổi?
Cũng là một chuyện bị quá nhiều nhà báo
phỏng vấn, thầy tôi từng kể một chuyện như sau. Có một bà má ở miền Tây,
con gái của má đi làm dâu nước ngoài bị người chồng bạo hành đến chết.
Từ Hàn Quốc, người ta gửi về cho má tro cốt của con. Từ buổi sáng biết
tin đó đến cả mấy tháng trời về sau, ngày nào cũng có nhà báo đến thăm
nhà và hỏi:
- Con gái má chết ra sao?
- Má có đau buồn không?
- Con gái má bị đánh đập thế nào?
- Thi thể cô ấy giờ ra sao? (dù thứ má nhận về chỉ là tro cốt)
Thầy tôi nói: “Nhà báo chắc không biết, mỗi câu hỏi lặp đi lặp lại của họ như vậy, nó giống một vết giày, cứ chà đi giẫm lại trên một vết thương rỉ máu của người khác.” – Tại sao người ta cứ đến và hỏi những điều đó hoài? Tại sao một thứ thông tin đơn giản như vậy (đã đăng đầy trên báo từ bao nhiêu ngày trước) mà người ta cứ phải hỏi đi hỏi lại để giày xéo thêm vào nỗi khốn khổ của người khác? Với nhà báo, đặt câu hỏi đã trở thành một nhu cầu thiết thân đến nhẫn tâm, nhẫn tâm vô chừng, mà trong nhiều trường hợp, nó có thể tránh được nếu họ không quá vô tâm mà không đọc thông tin từ nhiều ngày trước đó của câu chuyện.
Thầy tôi nói: “Nhà báo chắc không biết, mỗi câu hỏi lặp đi lặp lại của họ như vậy, nó giống một vết giày, cứ chà đi giẫm lại trên một vết thương rỉ máu của người khác.” – Tại sao người ta cứ đến và hỏi những điều đó hoài? Tại sao một thứ thông tin đơn giản như vậy (đã đăng đầy trên báo từ bao nhiêu ngày trước) mà người ta cứ phải hỏi đi hỏi lại để giày xéo thêm vào nỗi khốn khổ của người khác? Với nhà báo, đặt câu hỏi đã trở thành một nhu cầu thiết thân đến nhẫn tâm, nhẫn tâm vô chừng, mà trong nhiều trường hợp, nó có thể tránh được nếu họ không quá vô tâm mà không đọc thông tin từ nhiều ngày trước đó của câu chuyện.
Chắc hẳn ông Lâm mấy ngày nay cũng phát
điên vì những câu hỏi liền tù tì và lặp đi lặp lại của “các đoàn nhà
báo” vì sự hiếu kì của độc giả và sự khao khát bài viết của chính các
tay viết này.
Và số phận của người rừng?
“Nhưng nếu trả họ về rừng, để họ sống
nguyên sơ như trước thì tôi đã hình dung ra một viễn cảnh rất bi đát. Đó
là ông bố chắc chắn sẽ chết vì trên 80 tuổi, tuổi già thì sự chống chọi
với bệnh tật ngày càng yếu đi, lại không được chăm sóc y tế thì rất khó
để “cưỡng” lại những ảnh hưởng của tuổi tác và môi trường.” – PGS-TS
Nguyễn Văn Tiệp, nguyên trưởng khoa nhân học Trường ĐH Khoa học Xã hội
và Nhân văn TP.HCM đã phát biểu trên báo như vậy.
Thật kinh hoàng, chỉ sau vài ngày có sự
kiện kì lạ đó diễn ra, đã có hàng tá nhà khoa học, nhà nhân học, nhà
giáo dục, nhà báo… liên tục đưa ra các suy đoán + diễn giải + lời khuyên
dành cho người rừng. Cứ như thể, ở tận cùng đâu đó xa lơ lắc, những con
người văn minh này đang giang rộng vòng tay nhân ái để cứu vớt một kiếp
người mông muội đang đau khổ vậy.
Trong khi đó, chỉ có mỗi một điều văn
minh duy nhất mà chính họ cũng chả học được đó là tôn trọng danh tính
của “người rừng”, tôn trọng sự riêng tư và nỗi sợ hãi của họ khi trở về
cuộc sống với những con người hiện đại lạ lẫm, hoặc ít ra là tôn trọng
cái sự riêng tư của cậu con trai 41 tuổi đang sợ hãi thế giới ngoài kia.
Lạ thay, họ chẳng tôn trọng gì cả. Họ
gọi 2 người đàn ông ấy là “người rừng”, tung ảnh, tung hình, tung bài,
tung thí nghiệm đầy rẫy khắp các ống kính, máy quay, máy phát, báo mạng…
Rồi bỗng nhiên, mấy cái nhà khoa học xa lơ lắc (chắc ngoài báo ra cũng
chưa gặp mặt 2 anh người rừng này luôn) bắt đầu phán những thứ như thể
trời phán nhân danh sự nhân đạo tao che chở cho chúng mày, lũ ngu khờ ạ.
Có ai làm khoa học mà vậy không? Có ai làm khoa học + nhân đạo mà thậm
chí hai cái “vật thể” khoa học của mình chưa hoàn hồn đã đem ra mổ xẻ
(bằng lời) với đủ thứ phán ngôn cao vọng kiểu: “Ở góc độ nhân học sinh
thái, cư dân Trường Sơn và Tây nguyên sống với rừng, văn hóa của họ là
văn hóa rừng. Rừng là bản thể, bản sắc của người Thượng. Họ sinh ra lớn
lên với rừng và chết lại trở về với rừng. Khác với người Kinh là văn hóa
đồng bằng rất sợ “rừng thiêng nước độc”. – Thật là kiến thức khoa học
cao vời chung chung chỉ cần google là thấy.
Thậm chí ông ấy còn dám kết luận là 80
tuổi mà chết là “chúng ta có tội” (kinh thật, thiên hạ ở thế giới hiện
đại sống toàn qua trăm tuổi cả!)
Trong một bài báo khác, nhà sử học Dương Trung Quốc, chuyên gia của tất cả các bộ môn, ngành nghề cũng phát biểu rất đạo đức: “Nhà
nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc tỏ ra khá hào hứng khi nói chuyện
về hai cha con người dân tộc Cor vừa được đưa ra khỏi rừng ở Quảng Ngãi
này. Ông cho rằng, trước hết đừng gọi họ là “người rừng” bởi họ chỉ là
người sống ở trong rừng.”
Cái trò tung ảnh và danh tính người rừng
lung tung khắp các phương tiện truyền thông rồi lại đi tìm giải đáp
khoa học này nó rất giống với câu hỏi về sự bảo vệ danh tính nạn nhân
trong những vụ giết người, hãm hiếp, đánh ghen. Một báo nọ, có lần đăng
vụ đánh ghen của bà vợ, lột quần lột áo cô gái (được cho là lăng nhăng
với chồng bà), tờ báo ghi tên cô là cô XYZ gì đó, xong chụp ảnh đăng
luôn cái mặt cô đang ngồi khóc lên báo, chả xóa mờ, chả bảo vệ gì danh
tính và sự tổn thương của cô cả.
Thế người ta gọi là nhân đạo kiểu công
chúng. Thiên hạ và các trí thức thì mặc sức phát chẩn sự nhân đạo cho
nạn nhân câu chuyện bằng tâm thế rất thông cảm, đau thương lây, lạ lùng
chia sẻ.
Còn nạn nhân lỡ miệng thốt ra lời tổn thương nhà báo + trí thức thì chúng mày sẽ chết! – ví dụ như đòi tiền chẳng hạn…
Thật là tội nghiệp…
Giờ thì đầy các báo đăng rồi, chẳng biết cha con “người rừng” sẽ phải tiếp thêm bao nhiêu khách nữa?
Thôi đành chúc họ may mắn vậy!