Gái hát hay và hay hát, gái đã từng ấp ủ ước mơ thời nhỏ sẽ trở thành một ca sỹ. Bố mẹ gái cũng từng tự hào về giọng ca trời phú của con gái mình. Tuy nhiên, khi nghe con gái bảo sẽ thì vào trường nhạc viện gì đó để theo đuổi nghiệp hát ca, cả hai đấng sinh thành đều đồng tâm hợp ý kiên quyết cấm đoán. “Con phải vào trường sư phạm, phải làm cô giáo”. Ừh, thì cô giáo, lẽ thường con nhà gia giáo phải thế, cha mẹ đặt đâu phải ngồi đó, dù có là tổ ông hay ổ kiến đi chăng nữa.
Gái học sư pham, tốt nghiệp với bằng ưu cộng với sức ảnh hưởng của gia thế gái đương nhiên có một chỗ tốt đễ gõ đầu đám học sinh lố nhố thành phố.
Gái xinh, đương nhiên rồi. Chẳng hiểu làm sao, cứ con gái nhà gia giáo thường xinh mới lạ. Gái hiền và ngoan, nhẽ phải thế, con nhà gia giáo mà lị. Thế nhưng thời buổi hiện nay mà bê vác những ưu thế ấy lên bục giảng nhiều khi là một tai họa.
Gái nhớ, lần đầu tiên gái khóc đó là khi cố gồng mình lên tỏ ra là người ghê gớm để quát nạt một cậu học trò tóc xanh pha đỏ, bố làm to. Gái vừa sừng sộ quát nạt, cậu học trò đã dậm chân lên bàn sa sả đủ thể loại ngôn ngữ rơi vãi nhặt được ngoài đường. Gái cũng chẳng vừa, ra sức dùng kỹ năng sư phạm để dạy dỗ cậu học trò ngỗ ngược. Chẳng ngờ, chưa dứt lời thì cậu học trò đã dậm bàn quát tháo : “Cô im, im ngay. Đời thủa nhà ai học trò nói mà cô cứ cãi nhem nhẻm”. Gái đứng như trân trân như Từ Hải chết đứng giữa chốn ba quân và với bản năng của con nhà gia giáo gái khóc ngon lành, chạy ù ra khỏi cửa.
Trở về, gã chọn ra mấy tấm đẹp nhất in ra, gã lại cố công tìm ra số điện thoại của gái, một cuộc điện thoại, mấy lời ỡm ờ, đại loại anh có một số tấm hình rất đẹp muốn tặng em. Gái dễ tin người, nhất lại là một người làm báo gái lại càng tin. Trong mắt gái, những người làm báo cũng na ná một gã viết văn, có chút lãng mạn hơn thế nữa gã trai làm báo thường có sự từng trải vô lường, họ đôi khi là bộ nhớ của đủ mọi vấn đề xã hội mà riêng về xã hội gái đúng như một con nai ngơ ngác, bước vào phố đông người. Ok, vậy là gái gặp. Quán cà phê nơi góc phố vắng chính là nơi hò hẹn đầu tiên của gái và gã như thế.
3. Tính sơ sơ, gái và gã yêu nhau đã tròn 3 mùa sen Hồ Tây thắm sắc. Đến lúc này, gái mới tự tin tuyên bố rằng, gái đã hiểu thế nào là một gã trai làm báo và gã hiểu thêm về nghề nghiệp của chàng.
Trước đó, gãi vẫn là độc giả thường xuyên của những chuyên mục tình yêu giới tính, tâm sự chăn gối hay thì thầm gối chăn. Chao ôi là một thế giới không ngờ. Mỗi lần đọc được một câu chuyện ấn tượng, gái lại hớn hở khoe với gã trai làm báo, nhưng hầu như lần nào cũng thế, gái đều nhận được một câu đáp nhăn nhó: Em điên à, sao đi tin những chuyện đó, người ta bịa đấy. Nhiều lần như thế, gái cũng mất niềm tin ở những bài viết đó. Thật ra cũng có lần gái phản kháng, nhưng rồi sự phản kháng ấy lại bị dập tắt bởi câu nói lạnh tanh của gã: “Anh ở trong bùn, anh biết nơi nào bẩn”. Thế là gái thôi.
Tôi biết gái trước khi gái quen gã trai làm báo và đương nhiên rồi tôi cũng làm báo. Tự nhiên, tôi trả thành một địa chỉ tin cậy và đúng người đúng việc để gái giãi bày tâm sự về gã trai mình yêu.
Gái kể, có lần gái vào gã vào một quán cà phê lãng mạn, gái tựa vào vai gã ỡm ờ. Anh, anh biết hôm nay là ngày gì không ?. Gã trai bối rối. “Ngày gì, ngày gì nhỉ, à chuẩn rồi, không có gì thay đổi ngày kia là ngày 20, chiến sự ở Trung Đông vẫn leo thang em ạ, mà không biết hôm đó xăng có tăng giá không nữa. Em còn nhớ cái vụ anh kể với em về thằng hiếp dâm một em bé không, thằng đến tệ, cái loại đó phải đem ra bắn tằng tằng mới hả, 20 này nó ra tòa đấy em. Nắng nóng thế này, em phải cẩn thận đấy, đừng uống nước mía vỉa hè, độc hại vô lường, em cũng đừng ăn vịt quay nữa nhé, toàn tẩm hóa chất thôi”…gã trai hăm hở tuôn ra. Nghe xong, gái cũng quên mất rằng mình định nhắn gã trai biết, hai ngày nữa là kỷ niệm ngày gái và gã gặp nhau.
Nếu những câu chuyện thời sự của gã trai làm báo luôn làm gái chán nản thì nó lại phát huy tác dụng với giáo sư nhà gái. Chẳng thế mà cứ mỗi lần gã trai làm báo đến nhà, ông bố gái đều lôi xềnh xệch đứa con rể không chắc là tương lai vào phòng sách của mình hỏi ào ạt những chuyện diễn ra ngoài căn phòng đóng kín của ông. Từ chuyện Chính phủ ra quyết sách về kinh tế, đến chuyện dân nghèo khốn khổ ra sao ngoài vỉa hè…bởi thế, gã với bố gái luôn là một đối tác chiến lược trong những câu chuyện này.
Yêu một gã trai làm báo có lợi gì ?. Tôi hỏi và gái trầm ngâm, mãi sau gái mới ri rỉ kể. Chẳng biết có phải là lợi hay không, nhưng từ khi tôi yêu gã, tôi mất thói quen đọc báo, vì mỗi lần gặp nhau gã đã vach vách kể hết chuyện thời sự trong ngày, chuyện trong nước và quốc tế rồi.
Cuối cùng, gái thẫn thờ. Không có gì thay đổi, ngày kia là 21-6 rồi đấy, không biết tặng gì cho trai bây giờ. Tôi gợi ý, tặng gã một cái khẩu hiệu: Nói có ý thức.