Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Nó là con ai ?

Hưng hỉ hả nói với lũ đồng nghiệp đùa dai như vậy, chị thì chẳng nói chẳng rằng, lảng đi chỗ khác vì biết anh nói câu ấy sau khi vác thằng bé con xuống tận Hà Nội để xét nghiệm ADN.


“Nó là con tao”

Chị cũng có một thời thanh niên trẻ trung “sôi nổi”, chị nhiều bạn bè và thi thoảng cũng cặp kè đi chơi với một vài anh. Họ thực sự có “sâu sắc” hay không chỉ hai người họ biết, còn người ngoài nhìn thấy chị “lăng nhăng” như thế thì ngứa mắt, nên cứ sỗ sàng đùa cợt thái quá, nhất là khi chị và Hưng chính thức yêu nhau rồi nên duyên chồng vợ. Biết Hưng có tính hay ghen nên mọi người cứ thích chọc ngoáy quá trớn, với mức độ dày đặc.
Rồi còn bàn tính nhau “Tao trêu mãi rồi có khi lão ấy chả tin đâu, hôm nay mày trêu đi cho lão ấy sổ máu cam luôn”, thế là con bé chạy le te đến chỗ Hưng mách: “Hôm nay anh Ngọc vừa ôm vợ anh như thế này này”. Lời đùa để vui nhưng chẳng khiến ai vui trừ những kẻ vô duyên ấy, vì thậm chí nó còn mang ác ý, khi dường như chủ nhân lời đùa thực sự muốn vợ chồng người ta lời qua tiếng lại, nghi kỵ lẫn nhau.
Họ “thanh minh” rằng ai bảo tại lão Hưng cứ ghen tuông mù quáng, nên trêu cho biết thân mà rút kinh nghiệm. Những người “vui tính” không biết tự đặt mình vào vị trí người khác để thấy mình đã nhẫn tâm như thế nào. Bởi nhiều lúc người nọ kể người kia nghe, câu được câu chăng, chưa biết sự thật có được mấy phần khiến người nghe luôn bán tín bán nghi, nghĩ rằng chị “có vấn đề” thật, trong khi đó ai hơi đâu mà đi thanh minh, giải thích cho xuể.
Sau khi chị sinh được thằng bé nhìn bụ bẫm, rõ ràng có nhiều nét của bố chứ không phải không thì mọi người lại càng trêu tợn.
Một người nói thì chưa bõ bèn gì, đằng này đông người xúm vào, lập trường tư tưởng vững bằng nào mà không lung lay. Được mấy ông rỗi hơi, đang ngồi vui vui lại liên tục “quăng xương”: “Thằng cu Tôm nhìn giống lão P. như khuôn đúc ra vậy, ao nhà ông Hưng thế mà lựa được giống cá tốt”, với bản tính đa nghi mù quáng Hưng “gặm” luôn, về càu nhàu vợ.
Hôm thằng bé đang ngồi ăn một miếng dưa hấu phồng mồm, hai tay còn tham lam cầm hai miếng nữa, trẻ con đứa nào chả thích “xí phần” vậy mà Hưng cứ nhìn theo nó đăm đăm rồi nhăn mặt: “Trông chả giống ai cả”, rồi tỉnh bơ quay sang hỏi chị: “Có phải con anh không đấy?”. Chị tức không thèm nói, chỉ khóc thầm, tự vấn mình đâu phải phường trốn chúa lộn chồng, mình làm gì nên tội mà sao khổ thế, anh thì cứ vin vào cái câu “Không có lửa làm sao có khói”. Thiếu đi sự tin tưởng khiến cuộc sống của chị thật sự nghẹt thở.
Dạo này anh không còn dằn vặt chị câu hỏi về thằng bé con ai, tuy nhiên chị không biết liệu mình có tiếp tục vững bước cùng anh trên con đường dài phía trước.

Bi hài chuyện giám định ADN

3 năm sống hạnh phúc bên người chồng hết mực yêu thương vợ con, Hiền 26 tuổi, người Hải Phòng, càng day dứt về sự buông thả trong quá khứ. Chồng cô chưa bao giờ ngờ vực đứa con không phải của mình. Điều ấy càng làm Hiền dằn vặt.

Được một người bạn chỉ chỗ, Hiền tìm đến Trung tâm ADN và công nghệ di truyền ở phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội với hai mẫu móng tay, một của chồng, một của con, yêu cầu xét nghiệm ADN.

Hồi hộp chờ đợi ngày nhận kết quả, lúc nhìn thấy dòng chữ: "Không phải bố con", hai mắt Hiền nhòe đi, đất dưới chân như muốn sụt xuống.

Khi bà Nguyễn Thị Nga, giám đốc Trung tâm an ủi, Hiền càng khóc nức nở: "Cháu phải làm sao đây hả cô? Cháu không muốn mất hạnh phúc đang có, không muốn con mình mất một người cha tốt như anh ấy và càng không muốn tiếp tục lừa dối".

Hiền không phải là trường hợp hiếm hoi tìm đến Trung tâm ADN và công nghệ di truyền để tìm bố cho con. Cũng như cô, nhiều cô gái lỡ sống buông thả đã không chịu nổi nỗi dày vò khi không biết đứa con của mình là kết quả của mối quan hệ với ai nên tìm đến đây.



Cũng có những phụ nữ đến xét nghiệm ADN cho con nhằm lấy bằng chứng để đòi "bồi thường" cho một cái bẫy giăng sẵn cho người tình. Cũng có chị em tìm đến mong giải nỗi oan bao lâu do sự ngờ vực của chồng.



Tuy nhiên, số phụ nữ tìm đến dịch vụ xét nghiệm ADN rất ít. Trong số khoảng 1700 ca đến đây thì có tới gần 80% số trường hợp là các ông bố đến để giải tỏa nỗi nghi ngờ đứa con có phải của mình hay không.



Có người cùng lúc gửi từ TPHCM ra 5 mẫu tế bào má, trong đó yêu cầu xét nghiệm xem 4 đứa con có đúng là ruột thịt của anh ta. Những trường hợp yêu cầu xác định quan hệ với 2-3 đứa con cũng khá nhiều. Khi nhận được kết quả, có người vui lòng mãn nguyện, có người đau khổ và cũng có những trường hợp vẫn không tin.



Anh Trung, 40 tuổi, ở Thanh Hóa là ví dụ. Dù được nhân viên của trung tâm hướng dẫn cách lấy mẫu để gửi đến làm xét nghiệm nhưng anh vẫn nhất quyết tự mình mang đến vì không tin tưởng cả bưu điện.



"Các chị phải làm cẩn thận nhé, xem đây có phải là con tôi không", anh ta nói đi nói lại. Cho đến khi cầm tờ kết quả khẳng định đứa trẻ đúng là giọt máu của mình, anh Trung vẫn giãy nảy: "Không thể thế này được. Các chị có nhầm không? Hay vợ tôi biết được đã tìm đến đây và yêu cầu các chị thay đổi kết quả?".



Dù được giải thích nhiều lần rằng, dù là ai yêu cầu, với mục đích gì thì trung tâm cũng không bao giờ làm sai kết quả và không thể có chuyện nhầm lẫn, anh ta vẫn một mực quả quyết thằng bé không phải con mình và đưa ra cả đống lý do: Nào là, vợ anh ta mới mang thai 9 tháng đã sinh trong khi bình thường phải 9 tháng 10 ngày, rồi càng lớn, đứa trẻ càng giống người tình cũ của vợ. Hơn nữa, khi đi xem bói, ông thày cũng phán đó không phải là con anh.



Với cùng lý do kiểm tra ADN để xác định quan hệ cha con nhưng mỗi người đàn ông khi đến xét nghiệm và nhất là lúc nhận kết quả lại có những sắc thái tình cảm trái ngược: Có anh vui mừng vì biết chắc đó là con mình và hối hận vì đã nghi ngờ vợ. Anh khác lại cay đắng vì ngộ ra mình chỉ là kẻ "nuôi hộ con thằng khác". Cũng không ít người đàn ông không giấu nổi niềm hân hoan khi nhận tờ kết quả "không phải con". Đó đa số là những ông quan hệ ngoài luồng có con riêng và muốn rũ bỏ trách nhiệm với người tình.



Xét nghiệm vô tình làm thay đổi cuộc đời



Anh Thông, Thanh Xuân, Hà Nội là trường hợp duy nhất đến xét nghiệm ADN của mình và con không phải vì nghi ngờ mối quan hệ với "núm ruột" của mình. Anh chưa bao giờ mảy may nghi ngờ sự chung thủy của vợ. Anh tìm đến trung tâm ADN chỉ vì muốn giúp một người bạn. Thế nhưng, kết quả xét nghiệm lại làm thay đổi cả cuộc sống gia đình anh.



Chuyện là, bạn thân của anh Thông yêu một phụ nữ đã có con. Anh này phải nói dối gia đình rằng đứa trẻ là giọt máu của mình để họ chấp thuận đám cưới. Tuy vậy, bố mẹ anh ta đòi phải xác nhận điều đó bằng kết quả xét nghiệm ADN thì mới tin. Khi ấy, anh Thông đã đồng ý giúp bạn bằng cách lấy mẫu móng tay của mình và con đẻ mang đi xét nghiệm nhưng khai tên của người bạn và đứa trẻ con người đàn bà kia. Và rồi, anh như chết đứng khi nhìn tờ kết quả ghi rõ ràng: Không phải bố con.



Đau khổ, ngờ vực, anh đưa tờ kết quả cho vợ, kèm lời kể về câu chuyện giúp bạn. Chị nhìn anh thảng thốt rồi bất ngờ giơ tay tát mạnh chồng, bưng mặt khóc và không nói một lời nào suốt mấy ngày sau. Anh Thông hoang mang quá nên trở lại trung tâm xét nghiệm ADN và nhận được lời khuyên: Nếu đứa trẻ không phải con riêng của vợ thì rất có thể hai người đã nhầm con ở bệnh viện.



Tuy bán tin bán nghi nhưng anh vẫn lựa lời nói với vợ rồi cả hai cùng trở lại bệnh viện nơi sinh con, nhờ kiểm tra lại những ca sinh cùng, nằm cùng hôm ấy. May mắn thay, sau nhiều ngày tìm kiếm, anh chị đã gặp được cặp vợ chồng đã bị trao nhầm con với mình. Và lần này, cũng lại nhờ kiểm tra ADN, họ đã xác định được đúng đứa trẻ kia là con đẻ.



"Niềm hạnh phúc của chúng tôi giờ được nhân đôi. Chúng tôi có thêm một đứa con. Con tôi cũng có thêm một cha, mẹ và một người anh em nữa.", anh Thông tâm sự.



Người bạn anh Thông giờ cũng quyết định không nói dối nữa mà chọn cách đối mặt, nói rõ với gia đình rồi cùng cố gắng thuyết phục họ ủng hộ quan hệ của mình.



"Sự thật bao giờ vẫn là sự thật, dù nó có thể mang lại đau đớn, thất vọng cho người ta. Nhưng dẫu sao, đó cũng là sự giải tỏa, là điều giúp mỗi người nhìn thẳng vào vấn đề, biết trân trọng hơn những gì mình có và cư xử và đối với nhau "người" hơn", bà Nga tâm sự.



Là người đã được nghe bao câu chuyện ngang trái, chứng kiến cả nước mắt lẫn nụ cười từ chính Trung tâm này, chính bà đã nhiều lần trở thành nhà tư vấn tâm lý bất đắc dĩ cho khách hàng của mình.

Xác định được 100% ADN của gia tộc Tào Tháo

Thông tin trên do nhóm nghiên cứu Nhân chủng học và Lịch sử thuộc trường ĐH Phúc Đán ở Thượng Hải công bố hôm 11/11.

Sau khi thu thập hơn 1.000 mẫu ADN của những người được cho là hậu duệ của Tào Tháo và tiến hành nhiều thử nghiệm, các nhà khoa học tiết lộ ADN của gia tộc họ Tào.

Giáo sư Hàn Thăng thuộc ĐH Phúc Đán hồ hởi phát biểu: “Nghiên cứu này đánh dấu một bước đột phá trong các lĩnh vực lịch sử và di truyền học. Chúng tôi hy vọng để giải quyết những bí ẩn lịch sử bằng công nghệ hiện đại”.

Với bản đồ gen gia tộc họ Tào đã được xác định, bất kể ngôi mộ nào được cho là mộ Tào Tháo khi xét nghiệm ADN nếu không trùng với kết quả này, thì đó là mộ giả, Giáo sư Hàn Thăng nói.

Kết quả nghiên cứu cũng bác bỏ thuyết Tào Tháo là con cháu họ Hạ Hầu. Lâu nay sử sách Trung Quốc vẫn ghi rằng, Tào Tung - cha đẻ của Tào Tháo, xuất thân từ gia đình bình thường không có tiếng tăm và không được sử sách ghi rõ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng Tào Tung vốn là Hạ Hầu Tung, sau làm con nuôi hoạn quan Tào Đằng nên đổi sang họ Tào.



Năm 2009, ngôi mộ cổ khai quật tại huyện An Dương, tỉnh Hà Nam được cho là mộ của Tào Tháo.

Tào Đằng là một trong những thái giám có thế lực nhất trong triều đình Đông Hán, lần lượt phục vụ 5 đời vua nhà Hán và được phong chức Phí Đình Hầu. Tào Tung nhờ cha nuôi có thế lực trong triều nên đã nhanh chóng thăng tiến đường quan chức.

Hiện tại ở Trung Quốc có 8 nhánh mang họ Tào và đều nhận là con cháu của Tào Tháo. Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy cả 8 nhánh họ Tào có kết quả ADN trùng với kết quả mẫu ADN được cho là di cốt của Tào Thang ở Hào Châu, em trai hoạn quan Tào Đằng - cha nuôi Tào Tung.



Nhóm nghiên cứu thu thập hơn 1.000 mẫu ADN của những người được cho là hậu duệ của Tào Tháo.

ADN của 8 nhánh họ Tào hiện nay với Tào Thang lại khác hoàn toàn ADN hậu duệ của khai quốc công thần nhà Hán, Tào Tham, nên các nhà khoa học phúc đán khẳng định, Tào Tháo không phải hậu duệ của Tào Tham.

Trước đó, ngày 27/12/2009, các cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam, Trung Quốc công bố ngôi mộ cổ được khai quật tại thôn Tây Cao Huyệt xã An Phong huyện An Dương tỉnh Hà Nam là mộ của Tào Tháo song vẫn còn nhiều học giả hoài nghi. Phòng xét nghiệm di truyền học đại học Phúc Đán sau đó tuyên bố sẽ sử dụng kỹ thuật di truyền để nghiên cứu ADN gia tộc nhà Tào Tháo.

Xét nghiệm ADN lật mặt hung thủ

Năm 2003-2004 trên địa bàn huyện Bến Cát, Tân Uyên và thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) liên tiếp xảy ra 13 vụ hiếp dâm, cướp tài sản của người đi đường.

Các vụ án thường xảy ra vào lúc trời tối, trên các đoạn đường vắng hoặc trong các lô rừng cao su rậm rạp. Tất cả nạn nhân đều là phụ nữ, nạn nhân nhỏ tuổi nhất mới 13 tuổi, lớn tuổi nhất là 40. Theo mô tả của những người bị hại, kẻ gây án còn khá trẻ, cao khoảng 1,7 m, nói giọng Nam.

Chị Lan, một nạn nhân kể lại, trên đường chạy xe máy từ nhà bạn ở xã Thới Hòa, huyện Bến Cát trở về nhà, khi đi qua vườn cao su, chị thấy một người đàn ông cao lớn, mặc áo thun đen bất ngờ xô ra chặn ngang đường. Người này xông đến rút chìa khóa điện đồng thời bóp cổ bắt chị Lan phải dắt xe vào vườn cao su. Tại đây, người đàn ông này đã cưỡng hiếp chị và cướp đi 3 chiếc vòng vàng.

Chị Bích cũng bị cướp tài sản trên đường đi học ngoại ngữ buổi tối. Tuy nhiên, hắn đã không thực hiện được hành vi thú tính bởi chị chống trả quyết liệt. Chị đã dùng hết sức lực vật lộn và sau khi cắn đứt một mẩu tai của hắn, chị đã chạy thoát.

Khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra đã thu được nhiều mẫu tinh dịch trong âm đạo của các nạn nhân, đặc biệt là một mẩu vành tai bị đứt rời có kích thước 3x1 cm và một sợi tóc dài khoảng 20 cm nghi là của đối tượng gây án.

Đầu năm 2005, Cơ quan điều tra đã gửi tất cả dấu vết sinh học như dấu vết tinh trùng, lông, tóc... nghi là của đối tượng để lại tại hiện trường và trên cơ thể của 5 trong 13 nạn nhân tới Phòng Giám định gen thuộc Trung tâm Giám định pháp y sinh vật Viện Khoa học hình sự để giám định. Mẩu vành tai cũng được gửi tới.

Tất cả dấu vết tinh trùng để lại trên cơ thể 5 nạn nhân đều của một người đàn ông. Mảnh vành tai của kẻ đã bị chị Bích cắn đứt cũng là của người đàn ông này do kiểu gen trong mô tai trùng với kiểu gen trong dấu vết tinh trùng.

Năm 2005 và 2006, Cơ quan điều tra đã đưa 19 người vào diện nghi vấn có đặc điểm hình dáng giống với kẻ mà các nạn nhân đã mô tả. Trong số đó, có một người cũng bị mất một mẩu tai. 19 mẫu của 19 người tình nghi đã được gửi về xét nghiệm ADN để so sánh đã cho kết quả không có ai trong số họ - kể cả người đàn ông bị mất một mẩu tai - trùng với kiểu gen của kẻ gây án. Kết quả giám định là bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh rằng, 19 người này đều... ngoại phạm.



Tháng 4/2006, mẫu tóc của người tình nghi thứ hai mươi được gửi về Viện Khoa học hình sự. Kiểu gen trong mẫu tóc trùng với kiểu gen của mảnh mô tai thu được ở hiện trường và của các dấu vết tinh trùng để lại trên cơ thể nạn nhân.



Kẻ gây án là Nguyễn Văn Điền, 30 tuổi, người địa phương. Trước những bằng chứng ADN được phân tích trên máy hiện đại nhất thế giới, Điền đã cúi đầu nhận tội.

Xét nghiệm ADN tìm mộ liệt sĩ

Ông Nguyễn Phúc Châu - em ruột liệt sỹ Nguyễn Văn Ngọc (ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) - chia sẻ trong buổi đón nhận kết quả giám định ADN đúng từ Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam cuối tuần vừa qua.

Ông Châu cho biết, anh trai ông tham gia kháng chiến chống Mỹ và đã hy sinh ở mặt trận phía Nam. Ông Châu và gia đình đã 10 lần đi tìm hài cốt của các anh trong suốt mấy chục năm qua, hỏi thăm từ Bắc vào Nam, chỉ cần nghe có chút tung tích gì có liên quan là gia đình ông lại hi vọng.



Một người mẹ quá xúc động khi được đón con trở về bên mình


“Gặp ai cùng đơn vị hoặc biết đơn vị của anh tôi đều hỏi thăm, gia đình tôi đi tìm mãi và may mắn biết được người đồng đội đã chôn cất anh tôi ngày đó hiện vẫn còn sống ở quê Bắc Giang. Từ những thông tin quý báu của ân nhân, gia đình tôi tìm đến Đồn Biên phòng Long An thì bất ngờ thấy tên liệt sỹ là anh tôi được ghi lại và có cả tên của bố mẹ tôi nữa.

Nghĩa trang liệt sỹ Long An lúc đó đang được tu sửa nên các phần mộ của liệt sỹ được nhấc lên cao, được sự đồng ý của cơ quan quản lý, gia đình tôi đã mở phần mộ được cho là của anh trai tôi ra để xem và đã nhận ra đặc điểm riêng là 2 chiếc răng vàng của anh tôi lúc còn sống đã có. Vui mừng khôn xiết, ai cũng khóc! Gia đình tôi được phép đón anh về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ của quê hương” - ông Châu kể lại.

Sau khi đưa hài cốt liệt sỹ Ngọc về an táng tại nghĩa trang Hương Sơn, để chắn chắn 100% đó là người thân của mình, gia đình ông Châu lại tiếp tục đem sinh phẩm của liệt sỹ Ngọc đi xét nghiệm ADN. Đến ngày 21/12 vừa qua, gia đình ông Châu đã được Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam trao lại kết quả xác nhận ADN đúng.

“Gần nửa thế kỷ qua mẹ đã khóc, bữa cơm nào cũng nhắc tên, cái Tết nào cũng buồn nhớ, đêm đêm mẹ lại giở ảnh các con ra xem! Tìm được hài cốt của con và nhận kết quả ADN đúng mà mẹ như vỡ òa, mẹ đã an lòng. Mẹ tôi cứ khóc và nói rằng thật may mắn khi vẫn còn sống để được đón các con trở về nhà sum họp…” - ông Châu trải lòng.

Nhiều người bật khóc khi nhận ADN đúng của chồng, cha


Một trường hợp khác khi nhắc đến ai cũng rưng rưng niềm xúc động bởi họ đã đi tìm, thực hiện xét nghiệm ADN hài cốt người thân của mình và giúp một gia đình khác.

Ông Nguyễn Khắc Lập - con của liệt sỹ Nguyễn Văn Nại (ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) - chia sẻ: “Bố tôi vào Nam đánh Mỹ lúc tôi còn rất nhỏ, sau nhiều năm dài xông pha trên chiến trường bố tôi đã được thưởng 1 lần phép về thăm nhà. Sau khi trở lại chiến trường, trong một trận chiến, bố tôi đã hi sinh ở Tiền Giang. Vậy là lần đầu về phép cũng là lần cuối cùng bố con tôi được gặp nhau, lần cuối cùng bố tôi cùng ăn cơm với gia đình. Năm 2005, mẹ tôi mất. Mẹ tôi ra đi mang theo nỗi buồn mòn mỏi vì sau rất nhiều năm đi tìm hài cốt của chồng không thấy...”.

Theo ông Lập, sau mấy chục năm tìm kiếm, đến tháng 6/2013, nhờ có sơ đồ mộ chí nên gia đình ông Lập đã tìm được địa chỉ nơi chôn cất cha năm xưa. Tuy nhiên, khi quy tập thì lại thấy có 2 bộ hài cốt cùng 1 vị trí, vì thế gia đình ông Lập đưa cả 2 bộ lên và đem mẫu sinh phẩm đi xét nghiệm ADN.



Kết quả cơ quan chức năng báo về cho thấy, một bộ hài cốt đúng là của cha ông Lập - liệt sỹ Nguyễn Văn Nại và bộ còn lại là của liệt sỹ Nguyễn Bá Thông (ở xã Chí Tân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Vì rất hiểu nỗi đau xót của những gia đình liệt sỹ đi tìm người thân nên ông Lập đã nhanh chóng tìm mọi cách liên lạc và báo tin về cho gia đình liệt sỹ Thông để họ có thể sớm đưa người thân của mình về quê an táng.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Đòi xét nghiệm ADN... bò vì tranh chấp

Ở phường Hòa Khánh Nam có một khu đất hoang hóa, đang chờ kinh phí xây dựng, thuộc sở hữu của Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng. Nhiều năm qua, khu vực này trở thành điểm chăn thả gia súc của 9 hộ dân ở Đà Sơn. Trong số đó, có hộ ông Nguyễn Văn Phẩm và Trần Văn Toan.


Vào giữa tháng 4/2013, Ban Tư pháp và Công an phường Hòa Khánh Nam nhận được đơn trình báo của ông Nguyễn Văn Phẩm về việc người hàng xóm là ông Trần Văn Toan đã tự ý chiếm đoạt và xẻ thịt một con bê đực của ông. Ông Phẩm kiện đòi con bê và đòi xét nghiệm ADN để tìm ra con bê chính chủ.



Lý do, vào ngày 10/4/2013, khi được thương lái tên Cường ngã giá hời một con bê thịt giá 8,2 triệu đồng, ông Toan đồng ý bán ngay. Ông Toan dắt lái Cường đến nơi chăn thả và chỉ ngay vào một con bê đực rất béo khỏe đang gặm cỏ cùng với đàn bò 6 - 7 con của ông.


Đám trẻ chăn bò thấy ông Toan cho lái Cường dắt con bê đực vội chạy lại can ngăn, bảo rằng con bò này là của ông Phẩm. Từ đó, hai ông tranh giành con bò và ông Phẩm kiện ông Toan đã bắt bê của mình. Cũng từ hôm đó, hai ông không thèm nhìn mặt nhau.



Ngày 9/5/2013, Ban Tư pháp của UBND phường Hòa Khánh Nam mời 2 ông Phẩm, Toan đến giải quyết. Ông Bùi Trung Khánh - Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam, cùng các đơn vị chức năng đã nỗ lực hòa giải.


Con bò mà ông Phẩm và ông Toan tranh chấp.



Sau cuộc họp, các bên ra biên bản thống nhất đề nghị: "Ông Toan (bị đơn) tạm thôi giữ con bê trong quá trình tranh chấp để chờ hướng xử lý tiếp theo. Còn theo yêu cầu của ông Phẩm (nguyên đơn), sẽ chịu trách nhiệm mời cơ quan chức năng để giám định ADN cho con bò trên, nhằm tìm ra mẹ của nó. Nếu sau khi xét nghiệm ADN, bên nào thua sẽ phải chịu bồi hoàn toàn bộ chi phí làm xét nghiệm, cũng như trả lại con bê cho chính chủ của nó”.



Đòi xét nghiệm cho bò



Thực hiện “phán quyết” trên, nhiều ngày sau đó, ông Phẩm đã huy động các con cháu trong nhà, nhờ cậy khắp nơi để tìm chỗ xét nghiệm ADN cho con bê- nay đã thành con bò lực lưỡng. Về việc này, ông Phẩm cũng chịu không ít lời gièm pha, xì xầm bàn tán của người dân khắp khu Đà Sơn về việc làm có một không hai của ông.



Thế nhưng, trong khi chưa kịp làm ADN cho bò thì vào giữa tháng 9/2013, ông Phẩm nhận được tin là con bò đang tranh chấp lăn đùng ra chết và ông Toan xẻ thịt bán mất. Ngay lập tức, ông Phẩm chạy qua nhà ông Toan giận dữ trách móc và đâm đơn kiện lên phường.



Ngày 24/9/2013, UBND phường Hòa Khánh Nam tổ chức hoà giải nhưng bất thành. Ông Phẩm cho biết sẽ làm đơn kiện đến TAND quận Liên Chiểu. “Cho dù chỉ còn khúc xương bò khô tui cũng đem đi xét nghiệm ADN để lấy lại chút danh dự tuổi già”, ông Phẩm tuyên bố.


Mặc dù vậy, vào giữa tháng 10 vừa qua, hai ông Toan và ông Phẩm đã thỏa thuận chia đôi con bò đã chết, mỗi người một nửa. Ông Phan Châu Tuấn - Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam, nói: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi phải xử lý một vụ kiện kỳ cục vì không thể xác định được chủ của tài sản đặc biệt này.

Càng bế tắc hơn khi đang tiếp tục hòa giải, thì vật chứng chết. Rồi bị đơn lại tự ý mổ thịt đem bán, gây căng thẳng giữa 2 gia đình”.

Eddie Murphy xét nghiệm ADN để nhận con

Trước đây, Eddie luôn lớn tiếng phủ nhận mình là “tác giả” bào thai trong bụng của Mel B. Nhưng cựu thành viên nhóm nhạc nữ Spice Girls thì khẳng định như đinh đóng cột, ngôi sao của Dreamgirls chính là cha của con gái cô, và còn thẳng thừng tuyên bố cô từng có ý định phá thai khi Eddie bất ngờ kết thúc mối quan hệ lãng mạn một năm với cô.

Xem thêm: http://www.jamviet.com/2014/04/gia-dinh-tanh-banh-vi-bi-mat-di-xet-nghiem-adn.html

Để làm sáng tỏ vấn đề, toà án đã yêu cầu Eddie Murphy cung cấp mẫu ADN để làm xét nghiệm xác nhận bé Angel Iris có phải là con gái của anh hay không. Vào ngày 11/6 vừa qua, Eddie đã đến gặp một bác sĩ ở Beverly Hills để thực hiện các xét nghiệm máu. Trước đó một ngày, Mel B cũng đã đưa bé Angel Iris đến phòng khám trên để lấy mẫu máu.



Bên ngoài phòng khám, trước câu hỏi: “Nếu là cha của cô bé Angel, anh có giúp Mel B trong việc nuôi nấng dạy dỗ con gái hay không?”, Eddie Murphy khẳng định: “Tôi sẽ hoàn thành trách nhiệm của một người bố”.









Mẹ con Mel B tới phòng khám

lấy mẫu máu xét nghiệm ADN.



Eddie Murphy nổi tiếng là một tay chơi có hạng, những người phụ nữ đi qua đời anh tỉ lệ thuận với mức độ nổi tiếng của anh. Eddie Murphy đã tìm tới nhà sản xuất phim Tracey Edmons sau khi anh tuyên bố “đá” Mel B, dù lúc đó cô đã mang bầu được 6 tháng.

Eddie cũng đã có 5 mặt con với vợ cũ - Nicole. Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình của Hà Lan về bé Angel, Eddie cho biết: “Tôi không thể xác định ai là cha của đứa trẻ cho tới khi nào có kết quả xét nghiệm ADN”.

Bé Ngọc Anh cần phải xét nghiệm ADN với ông bà ngoại

Chiều ngày 4/1, ông Hoàng Văn Nam và bà Hoàng Thị Lý, là em trai và chị gái của ông Hoàng Văn Ngân (tức ông ngoại của bé Hoàng Ngọc Anh) đã bắt xe khách từ Thanh Hóa trở lại Bệnh viện Nhi Trung ương để làm thủ tục nhận lại bé Hoàng Ngọc Anh (cô bé bị bỏ rơi 3 tháng trong bài viết "Mẹ ơi, sao đành bỏ con") về nuôi. Tuy nhiên, một lần nữa Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn chưa thể giao lại bé Ngọc Anh cho người nhà.

Ông Trịnh Xuân Long, Phó phòng Kế hoạch - Tổng hợp Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Tôi xin khẳng định là bệnh viện rất muốn giải quyết sớm việc bé Ngọc Anh cho người nhà đem về chăm sóc, nhưng thủ tục lại đang có những vướng mắc cần phải xử lý. Theo hướng dẫn của Sở Tư pháp Hà Nội, do bé Ngọc Anh không phải đích thân bố mẹ ruột đến nhận lại mà lại thông qua người thân họ hàng. Người thân lại không có các giấy tờ cần thiết như giấy chứng sinh của bé Ngọc Anh, giấy nộp viện phí khi làm thủ tục nhập viện nên việc giao bé là không được phép về mặt pháp lý”.


Hiện tại bé Ngọc Anh vẫn đang được các bác sỹ, y tá ở bệnh viện chăm sóc chu đáo

Trong khi đó, mẹ của bé Ngọc Anh là em Hoàng Thị Thanh, theo như ông Hoàng Văn Nam thì gia đình đã mất liên lạc hoàn toàn gần mấy tháng nay. “Chúng tôi giờ không biết cháu ở đâu, làm gì. Chúng tôi nhận bé Ngọc Anh về nuôi phần vì nghĩ đứa bé là lỡ lầm của mẹ nó chứ bản thân nó không có tội tình gì. Hơn nữa “con dại thì cái mang”, chúng tôi hi vọng cháu Thanh sẽ thấy bố mẹ không trách cứ, la mắng gì nữa để mà yên tâm về nhà”, ông Hoàng Văn Nam cho biết.

Do không liên lạc được với cháu của mình, thế nên để nhận lại bé Ngọc Anh từ bệnh viện, tốt hơn cả là mẹ của em Hoàng Thị Thanh phải làm thủ tục xét nghiệm ADN với bé Ngọc Anh. “Thủ tục làm lại giấy chứng sinh hoặc xét nghiệm ADN nhanh nhất cũng phải mất khoảng 1 tuần, dù chúng tôi cố gắng giải quyết việc nhận lại bé của người nhà một cách thuận tiện nhất. Đến ngày trao bé Ngọc Anh cho người nhà, trực tiếp Ban Giám đốc Bệnh viện sẽ đến trao và mời cả báo chí đến để thông tin”, ông Long khẳng định.

Việc xét nghiệm ADN cũng là việc cần thiết và nên làm để cả gia đình và bệnh viện đều yên tâm khi giao, nhận cháu.

Nhằm hỗ trợ khó khăn cho ông bà ngoại bé Ngọc Anh, nhà báo Phạm Huy Hoàn - Tổng biên tập báo điện tử Dân trí đã quyết định hỗ trợ toàn bộ kinh phí xét nghiệm ADN cho gia đình. Mong là gia đình ủng hộ việc xét nghiệm này để nhanh chóng đón cháu về.

Tiết lộ từ phòng xét nghiệm ADN

Chuyện được ghi lại cẩn thận tại sổ nhật ký của văn phòng Gentis. Theo đó, vào đầu năm 2013, chị Nhung và chị Hà có đến BV Đa khoa khu vực Long Khánh, Đồng Nai sinh. Cả hai sản phụ này đều phải sinh mổ. Sau khi sinh trở về phòng, chị Nhung được bác sĩ trao cho một bé trai còn chị Hà trao cho một bé gái.


Trở về nhà chị Nhung băn khoăn lo lắng bé trai không phải con của mình bởi bé không có nét gì giống người thân trong gia đình. Tâm sự với chồng, chị Nhung bị chồng gạt phăng đi, không cho xét nghiệm ADN vì trước đó chị Nhưng đã sinh con gái nên anh thích con trai. Anh bảo trẻ sơ sinh còn thay đổi nhiều, lớn lên có khi lại giống bố, giống mẹ như lột.


Không dám làm trái và nhắc lại sự nghi ngờ với chồng, chị Nhung âm thầm chăm con, nuôi con trong nỗi ngờ vực. Đến lúc bé được 3 tháng tuổi, chị Nhung vẫn không nhìn ra những nét thân thuộc của mình hoặc chồng hoặc bất cứ người thân nào trong gia đình trên người bé. Không thể giữ mãi trong lòng sự ngờ vực, chị Nhung quyết định giấu chồng và người thân mang cuống rốn của đứa trẻ đến Gentis thử huyết thống mẹ con.


“Cả một tuần đó mình mất ăn mất ngủ, chỉ mong nhanh đến ngày có kết quả. Đến khi nhận được điện thoại thông báo con không cùng huyết thống với mình, tôi đã khóc rất nhiều. Chuyện thế này tôi phải nói với chồng và bố mẹ chồng chứ không thể giấu được nữa. Khi tôi thông báo, cả chồng và gia đình chồng đều sốc lắm”, chị Nhung cho biết.

Để khẳng định lại chắc chắn văn phòng Gentis có gọi điện khuyên cả hai vợ chồng đưa cháu lên lấy mẫu máu xét nghiệm lần nữa. Cả đêm hôm đó, vợ chồng Nhung không ngủ được, chỉ mong đến sáng để đưa con lên Sài Gòn làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm lần hai khẳng định đứa trẻ không phải là con của vợ chồng Nhung. Nhận được kết quả cả gia đình Nhung sốc nặng, bởi ngay cả Nhung dù nghi ngờ nhưng đã chăm và gẫn gũi với bé 3 tháng trời nên cũng đã có nhiều tình cảm với bé.


Hạnh phúc nhận lại được con đẻ


Ngay khi nhận được kết quả ADN, Nhung biết ngay mình bị trao nhầm con với một bà mẹ ở tận Vũng Tàu tên Hà. May mắn là trong thời gian sinh ở BV, Nhung có trò chuyện và trao đổi điện thoại với chị Hà.

“Lúc mới sinh cả tôi và chị Hà đều ngỡ ngàng khi nhận con, bởi quá trình mang thai đi khám bác sĩ bảo tôi mang thai con gái còn chị Hà thì được biết là con trai. Vậy mà lúc sinh xong tôi được trao cho bé trai còn Hà lại là bé gái. Cả tôi và chị Hà dù thấy lạ nhưng lúc đó nghĩ là do bác sĩ khám thai siêu âm nhầm. Nghĩ đây là sự trùng hợp khá thú vị và có duyên số nên tôi và chị Hà đã trao đổi điện thoại, hứa thường xuyên liên lạc coi nhau như bạn”.

Về phía vợ chồng Hà, họ cũng rất sốc khi nhận được cuộc điện từ chị Nhung thông báo có thể BV trao nhầm con giữa hai gia đình. Ngay ngày hôm sau, cả hai đôi vợ chồng tức tốc thuê xe cùng gặp nhau trên văn phòng Gentis ở Sài Gòn. Vợ chồng chị Hà đã yêu cầu làm gói xét nghiệm nhanh nhất, với giá cao nhất để có kết quả sớm. Kết quả xét nghiệm lần này khẳng định đứa trẻ mà vợ chồng Hà đang nuôi là con của chị Nhung và ngược lại. “Chỉ vì sự tắc trách của bệnh viện mà hai gia đình bị trao nhầm con. Rất may là cuối cùng chúng tôi đã nhận được con đẻ của mình”.



Ngay sau khi nhận được thông tin từ gia đình Nhung, Hà, Ban giám đốc BV Đa khoa khu vực Long Khánh, Đồng Nai đã tổ chức buổi gặp gỡ hai gia đình để xin lỗi và trao đổi lại 2 đứa trẻ về đúng với bố mẹ của mình. Bệnh viện đã họp kiểm điểm và chịu toàn bộ chi phí cho việc giám định ADN.



Ngày nhận con cả hai bà mẹ đều vỡ òa trong nước mắt. “Tôi sinh con gái một bè, chị Hà sinh con trai một bề. Dù rất thích con trai nhưng được nhận lại cô con gái ruột thực sự của mình tôi thấy hạnh phúc vô cùng. Hai gia đình chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau và đùa rằng sau này sẽ trở thành thông gia của nhau”, chị Nhung chia sẻ.


Anh Đinh Văn Phú, Trưởng văn phòng đại diện phía Nam của Gentis nhớ lại, ngày đầu tiên chị Nhung mang cuống rốn đến trung tâm và kể lại câu chuyện cùng mối ngờ vực của mình bản thân anh cùng nhiều chuyên viên ở trung tâm không tin chuyện này có thể xảy ra. Hiểu được tâm trạng lo lắng bồn chồn của người mẹ, anh đã đốc thúc nhân viên làm xét nghiệm thật nhanh. May mắn, hạnh phúc cho hai gia đình trên là cuối cùng họ cũng được đón đứa con ruột của mình. “Khách hàng đến với Trung tâm không phải ai cũng được may mắn như chị Nhung, chị Hà. Rất nhiều người khi mang con đi thử ADN mới phát hiện con không cùng huyết thống nhưng cũng chẳng biết đứa trẻ đó con ai. Nhưng tựu chung kết quả khoa học dù có hơi phũ phàng thì cũng phần nào mang lại sự thanh thản, giải tỏa áp lực, nghi ngờ cho người đi làm xét nghiệm”, anh Phú cho biết.

mang con đi xét nghiệm ADN

Lý do vì sao anh quyết định dừng lại cuốn tự truyện khi đã đăng được một phần vậy?
Thực ra tôi đã hoàn thành cuốn tự truyện rồi. Làm gì nó cũng có "cơn", khi "cơn" qua đi rồi thì cũng hết hứng thú thì phải (cười). Ngoài ra, chính phản ứng của công chúng khiến tôi bị "gợn".
Nhưng nếu mọi người đặt vào hoàn cảnh của tôi thì sẽ hiểu. Vào hoàn cảnh đó, bà nội ốm sắp mất mà tôi không lo nổi tiền vé để về, các em đi học không có tiền đóng, bản thân tôi phải ở nhà thuê. Tôi cần có một mái nhà che mưa che nắng, cần một chiếc xe để làm phương tiện đi hát... Một ân nhân xuất hiện giúp đỡ mình. Ai có đủ tài giỏi để từ chối? Còn tôi khi đó đói chết lên được. Phải nhận chứ sao không? Hơn nữa hồi đó tôi còn trẻ, chỉ nghĩ đơn giản: Hai thằng đàn ông ở với nhau thì mất mát gì đâu (?).

Nói thật với bạn, không ít người đã chửi bới tôi. Đó là một trong những lý do khiến tôi dừng cuốn tự truyện lại.





Sau khi một phần tự truyện được đăng tải; Công chúng, bạn bè và người thân của anh, họ nói gì?



Người thân đều ủng hộ tôi viết tự truyện, đặc biệt người chắp bút lại chính là em gái út tôi. Ba tôi thì nói "Viết như thế này mới là tự truyện vì đã đi đến cùng của sự thật". Còn công chúng, tôi cảm nhận được mỗi lần đi diễn họ vẫn thương yêu tôi vì họ đến với tôi bằng giọng hát. Nhưng bên cạnh đó cũng có luồng dư luận trái chiều, nó ít hơn nhưng lời lẽ lại rất nặng nề. Người ta nói tôi "bán mình cho quỷ, vì miếng cơm manh áo mà phải chấp nhận làm Gay". Họ chửi tôi ghê lắm, miệt thị bằng những comment không ra gì hết. Từ nhỏ đến lớn, tôi không quen những lời to tiếng, quát nạt chứ nói gì đến việc phải nghe những lời mạt sát như thế. Nghệ sĩ khi bị xúc phạm là dễ bị sợ hãi, yếu đuối, dễ khóc...



Vậy lúc đó anh có khóc không?



Có. Bà xã và các em gái tôi cũng khóc.



Nó làm anh hối hận vì đã trót nói ra sự thực?



Không, tôi không hối hận vì việc đó mà tôi hối hận vì đã làm cho những người thân yêu của mình đau buồn. Tôi đã ở Mỹ mấy năm và trong tôi lớn dần lên một nhu cầu cần phải giãi bày. Trước đó, trong hơn 10 năm trời, tôi gần như chạy trốn truyền thông, không muốn tiếp xúc với báo chí vì không muốn mình lại "được" mang ra bàn tán, mổ xẻ những điều không đúng sự thật về mình.

Scandal của tôi còn khủng khiếp hơn của Hoàng Thùy Linh

Ý anh muốn nhắc đến sự kiện nhiều năm trước khi có lời đồn anh bị bắt trong một động mại dâm nam?

Đúng vậy. Đó là một scandal quá lớn, đến mức tôi tưởng chừng như không thể vượt qua được. Tôi ở trong tình thế không biết đi đâu. Về nhà với ba mẹ thì nhớ sân khấu, đi diễn thì bị sức ép kinh khủng. Báo chí gần như không ai phỏng vấn tôi, không ai chịu nghe tôi nói. Có một số người chỉ viết bằng cảm nhận của họ, bằng những lời đồn để rồi mỗi sáng ra, các bài báo viết về tôi như "dội bom" vậy...

Khi đó tôi đang nổi với Tóc em đuôi gà, Ở hai đầu nỗi nhớ, Về quê ngoạiquá chừng thì có thông tin tôi bị bắt trong một động mại dâm nam, đó là năm 1998. Tôi nhớ người đầu tiên gọi cho tôi là nghệ sĩ hài Chí Trung ở Nhà hát Tuổi Trẻ, vì lúc đó anh Chí Trung là nhà tổ chức biểu diễn, thường xuyên mời tôi đi hát. Buổi sáng anh Trung gọi, tôi cứ nghĩ là có show diễn, anh bảo "sô chậu gì, tao tưởng mày bị bắt rồi chứ. Nhưng mày không sao là tao yên tâm rồi".



Thật tình thì tại thời điểm động mại dâm đó bị kiểm tra, tôi đang ở Huế, tôi có làm gì mà bắt tôi chứ? Nhưng người ta khai ra rằng có ca sĩ Long Nhật thường xuyên đến đây. Ngày đó ca sĩ ít nên sự kiện trên có thể nói là gây chấn động. Nó còn khủng khiếp hơn scandal của Hoàng Thùy Linh nữa, mặc dù nó không có bằng chứng, clip nào hết cả, nhưng người ta xem tôi như một tội đồ phải mang ra xét xử vậy. Phụ huynh gần như cấm con cái mình nghe Long Nhật hát. Còn các bầu sô thì hoặc là không dám mời, hoặc là khoan mời, vì đi xin giấy phép mà có tên tôi là khó khăn lắm... Show diễn bị mất, tất cả các chương trình truyền hình đã quay đều ngưng không phát sóng, mà lúc đó, các ca sĩ nổi tiếng là nhờ truyền hình, báo chí chứ không phải bằng album như bây giờ.



Vậy bao lâu sau thì scandal đó lắng xuống và anh làm thế nào để vượt qua?



Tôi không làm gì hết. Ồn ào đó cũng chỉ diễn ra trong mấy tháng thôi, sau đó NSƯT Đàm Thanh ở Ban Văn nghệ Đài truyền hình VN đã phát hiện và đưa tôi trở lại bằng việc kết đôi với Mỹ Hạnh để hát Mấy nhịp cầu tre. Chị cũng là người đấu tranh để tôi được xuất hiện trở lại trên truyền hình, cùng với nhạc sĩ Lương Nguyên nữa, vẫn đưa tôi đi diễn ở CLB Bạn yêu nhạc. Hôm đầu tiên hát trở lại, tôi sợ lắm, mặc dù mình không làm gì sai cả nhưng mình vẫn sợ. Sợ chứ, giống như mình đang đi ngoài đường, có người túm lấy mình và hô: "Ăn cắp, ăn cắp" và bắt ra công an vậy, cho dù mình không hề lấy gì của họ.


Nhưng sau đó, tôi bị chán nản, mất lòng tin, mệt mỏi và tôi muốn dừng lại. Tôi lập gia đình với Ngân, là bà xã của tôi hiện giờ. Ba mẹ tôi mừng lắm khi cuối cùng tôi cũng đã trưởng thành, có nơi có chốn. 3 năm tôi sinh liên tiếp 2 đứa con và tôi thấy như vậy là được rồi. Tôi nhận ra rằng người thân gia đình là nơi an toàn nhất. Chỉ có họ mới là người thương mình, tin mình nhất mà thôi.


Long Nhật và vợ con



Trở lại với cuốn tự truyện, anh đã không ngần ngại công bố có một thời gian chừng gần 2 năm anh sống với một người đàn ông rất giàu có, người đó đã chu cấp cho anh trong lúc anh gặp khó khăn. Nói ra chuyện đó có phải là một nỗ lực vượt qua định kiến của anh sau nhiều năm giấu kín?



Tôi không phải vật lộn gì hết, mà chuyện đó nó diễn ra như một quá trình tự nhiên, muốn được giãi bày tất cả, nói một lần cho xong... Lúc tôi đang ở Mỹ, tôi nói với Quỳnh Giang, em gái út của tôi đang học thạc sĩ báo chí là muốn viết tự truyện. Út ủng hộ vì thấy cuộc đời tôi đúng là "kinh khủng" thật.



Nhưng cũng không ít người nhìn nhận rằng, anh viết tự truyện là để trở lại với nghề hát, như một chiêu PR? Anh nói sao về nhận định này?



Thời điểm tôi có ý định viết tự truyện tôi vẫn chưa nghĩ mình sẽ về Việt Namđể biểu diễn. Năm 2010, tôi về nước tham gia một sự kiện âm nhạc của người bạn. Gặp lại nhiều nghệ sĩ, bầu sô, họ bảo thử đưa Long Nhật ra lại ngoài Bắc xem sao. Show diễn đầu tiên của tôi là ở Sơn Tây. Những ca khúc một thời như Gần lắm Trường Sa, Ở hai đầu nỗi nhớ, Giọt lệ đài trang đã đưa tôi trở lại với khán giả. Đặc biệt khán giả ngoài Bắc là thương tôi lắm. Ở trong Nam, lộc lá của tôi chỉ năm bảy phần thì ở ngoài này là mười phần. Khán giả khắp nơi nuôi tôi sống, cho tôi tài sản, nhưng khán giả ngoài Bắc cho tôi sự nghiệp.



Vậy điều đó có nghĩa là cat-se của anh cũng rất cao, có bằng Đàm Vĩnh Hưng không?



Không, Đàm Vĩnh Hưng cao hơn nhiều.



Không bằng được thì cũng phải cỡ 50 triệu chứ?



50 triệu là thấp. Có những event lớn tôi nhận được 100 triệu, nhưng cũng có những show tôi chỉ nhận được 20-30 triệu thôi.



Có nhiều khán giả như vậy, sao anh không nghĩ đến việc làm liveshow?



Tôi không có dại gì mà bỏ tiền tỉ ra để làm liveshow cả. Quỹ thời gian hát của tôi sắp hết rồi, tôi không chơi với rủi ro. Tôi quý trọng đồng tiền làm ra. Tiền đó tôi để mua miếng đất, mua cái nhà, cái xe và để dành lo cho vợ con. Tôi có đam mê mấy thì cũng chỉ ra cái album là được rồi và album đó có vung tay quá trán lắm thì tôi cũng chỉ đầu tư chừng 100 triệu thôi chứ không hơn được vì tôi còn nhiều thứ phải lo.



Nhưng nếu có người tài trợ thì sao?



Nếu có người tài trợ thì tôi không dám, dù tôi biết sẽ có nhiều người tài trợ cho tôi lắm chứ. Để làm một liveshow áp lực quá lớn, sợ khan tiếng, sợ mệt, sự cố... Kỳ vọng của khán giả càng lớn thì mình càng sợ. Không ai nói tài hết cả, lỡ tối hôm đó tôi bị khan tiếng thì sao. Tôi có thể hát 20 bài rất hay ở những sân khấu ngoài trời, nhưng nếu hát với một sự dàn dựng công phu, bên dưới là giới chuyên môn, báo chí thì tôi sợ lắm...


Phải nói thật là trời cho tôi giọng hát nhưng tôi không có lực, tôi yếu xìu à. Từ bé đã vậy rồi. Ngày còn ở đoàn Hải Đăng, nếu tôi không ngủ trưa là tối tôi bị câm. Bây giờ tôi còn hát khỏe hơn lúc trẻ ấy chứ.





Đã khóc rất nhiều khi mang con đi xét nghiệm ADN



Anh có sợ các con anh lớn lên, chúng sẽ nghĩ khác về ba nó khi đọc cuốn tự truyện, nhất là quãng thời gian anh sống với một người đàn ông?



Tôi nghĩ là tôi không có làm gì sai để các con tôi phải nghĩ khác đi hoặc xấu đi. Với ba mẹ, tôi là một người con có hiếu, là một con rể tốt, là một người cha thương con vô bờ bến. Tôi chỉ có một lỗi đó là đam mê hát quá, ít khi có dịp ở nhà chơi với hai con, nhưng tôi sẽ bù đắp vì các con mới là cả cuộc đời, còn sân khấu thì cùng lắm vài năm nữa là tôi sẽ dừng lại...



Về "người đàn ông trong bóng đêm" đó, tôi sẽ nói để các con hiểu, bác đó là người bạn, là ân nhân của ba mà nếu không có bác đó, các cô của con sẽ không được học hành đến nơi đến chốn. Ba sẽ không lèo lái được con thuyền gia đình trong cơn sóng gió vì lúc đó ông bà nội làm ăn thua lỗ. Vấn đề ở đây là bác đó là người đồng tính. Vấn đề nữa là ba lại nói ra những chuyện đó với dư luận, còn nếu ba cứ giấu đi, không nói ra thì coi như không có gì hết. Cho dù có không viết tự truyện thì tôi cũng sẽ kể cho các con nghe về người đàn ông ân nhân đó, về cái ngày mà ba đã khóc rất nhiều khi đưa các con đi xét nghiệm ADN...



Lý do nào khiến anh phải đi xét nghiệm ADN?



Cũng là do có bài báo nói, con tôi không phải con tôi, tôi lấy vợ là để che đậy thân phận, lấy vợ vì gia tài của bên nhà vợ tôi... Chỉ khổ cho Ngân lúc đó đang có bầu bé thứ hai được 7 tháng mà phải nhập viện vì sốc...



Anh khóc vì...?


Vì tự nhiên đi mang con mình ra xét nghiệm. Tôi có phải Ngô Kiến Huy đâu mà không tin vợ mình. Mẹ của các con là người đàn bà đức hạnh, thương chồng thương con nhưng bỗng nhiên thành một người đàn bà chửa hoang.



Nhưng rồi cuối cùng anh vẫn làm như... Ngô Kiến Huy?



Vì tôi cần tìm lại công lý cho vợ và các con. Cái ngày tôi đứng ở Viện 108 để làm công việc này là bất khả kháng và tôi đã khóc rất nhiều. Khi đã có đầy đủ chứng cớ thì tôi cùng với Đàm Vĩnh Hưng, Phương Thanh đi kiện lại bài báo "Nhức nhối hậu trường sân khấu ca nhạc" của một nhạc sĩ. Nhưng do quá mất thời gian, chị Bảo Yến khuyên tôi nên để thời gian đó mà đi hát... Tôi thấy cũng phải nên đã bỏ cuộc.



Anh và người đàn ông có tên trong cuốn tự truyện bây giờ có còn liên lạc với nhau nữa không?



Chúng tôi vẫn thỉnh thoảng điện thoại hỏi thăm nhau và mỗi khi đi công tác qua Huế, anh vẫn vào hỏi thăm ba mẹ tôi như một đứa con trong gia đình.

Những chuyện thật khó tin ở trung tâm xét nghiệm ADN

Bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền cho biết, khoảng 90% khách hàng của trung tâm là đàn ông, đến từ mọi miền của đất nước. 100% số này muốn biết đứa con họ đang nuôi/sắp nuôi có phải con thật của mình hay không. Tuy nhiên, kết quả cho thấy có tới 30% các ông bố đi xét nghiệm đang nuôi con hộ người khác!

Bà Nga đã thuật lại rất nhiều câu chuyện đáng nhớ, vui có buồn có mà bà từng gặp khi làm xét nghiệm ADN.

Nuôi con hộ người khác hơn 20 năm


Gia đình anh Phúc là niềm mơ ước của nhiều người đàn ông vì vợ đẹp, con trai ngoài 20 tuổi đang học đại học, kinh tế gia đình rất khá giả. Vào một ngày đẹp trời, bỗng nhiên anh Phúc có thời gian rỗi ngồi ngắm nghía kỹ càng khuôn mặt của con trai và phát hiện ra con có nhiều điểm không giống mình. Anh quyết định đi xét nghiệm ADN để kiểm tra.



Anh Phúc không hồi hộp đợi kết quả lắm, vì nghĩ xác suất xảy ra cái điều “không tưởng” kia là vô cùng thấp, thậm chí không có phần trăm nào. Nhưng lúc cầm kết quả xét nghiệm trên tay, anh hoa mắt chóng mặt, rụng rời tay chân khi nhìn thấy dòng chữ: “Không phải cha con”!


Anh Phúc không tin vào mắt mình và đòi xét nghiệm lại. Kết quả trùng nhau. Anh nổi khùng và tự trách mình ngu xuẩn vì đã “bị cắm sừng”, nuôi con hộngười khác hơn 20 năm mà không hay biết gì. Anh nhanh chóng ra về để giải quyết với vợ. Không ngờ, sau khi anh tra hỏi, vợ anh đã thú nhận trong thời gian sống với nhau, chị đã từng có lần quan hệ với người đàn ông khác. Anh lập tức ly dị.


Một khách hàng đi xét nghiệm ADN cùng con tại Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền



Dù rất đau khổ, nhưng anh vẫn nghĩ mình phải có một đứa con ruột. Anh tìm một phụ nữ và bỏ tiền ra thuê cô ta đẻ. Thật may mắn, đứa bé đúng là con trai như anh muốn. Tuy nhiên, do nghi ngờ cô gái đẻ thuê cũng có thể lại quan hệ với một người đàn ông khác gần thời gian với mình, anh Phúc đã lấy cuống rốn của bé đi xét nghiệm ADN với yêu cầu 1 ngày phải có kết quả (giá cao gấp 5 lần). Khi cầm kết quả trên tay, anh mừng rơn và yên tâm mang con về nuôi. Hiện giờ, bé đã được 2 tuổi.



Tuy nhiên, cũng không phải người đàn ông nào khi nhận được kết quả là cha con thật cũng tỏ ra vui mừng, tạo ra nhiều cảnh tức cười.



Trường hợp của chị Thu là một ví dụ. Chị Thu mới ngoài 20 tuổi nhưng cặp bồ với một đại gia đã có gia đình và 3 con gái. Đại gia này rất mong chị Thu sinh cho ông một đứa con trai, vì ông đang quá mong mỏi có thằng cu nối dõi tông đường. Việc này, vợ ông lại không làm được.



Khi chị Thu có bầu, đại gia chưa hết vui mừng thì phát hiện chị Thu bòn rút tiềntừ túi của ông để tuồn sang cho... người tình trẻ. Ông bắt đầu nghi ngờ cả cái thai trong bụng chị. Đợi chị Thu sinh con xong, ông đưa cả... cậu bồ trẻ kia của chị Thu đến xét nghiệm ADN cùng với đứa bé.



Vừa đợi kết quả, ông vừa thầm mong đứa bé đúng là con mình. Nhưng trời không chiều lòng người. Nghịch cảnh ở chỗ, cậu bồ trẻ lại không mặn mà với đứa nhỏ, làm đại gia dù... tiếc đứt ruột cũng vẫn phải quay đi.



Tương tự với đại gia này, có những đại gia khác 3 lần đến xét nghiệm, mỗi lần mang theo 1 đứa con rơi theo nhưng kết quả ông chẳng là cha của đứa trẻ nào. Ngược lại, có ông may mắn đến nỗi cả 3 đứa con rơi đều là con ruột của mình!



Giúp bạn, phát hiện ra… con “giả” của mình!



Có nhiều nguồn cơn đẩy các ông bố mang con đi xét nghiệm ADN. Tuy nhiên, theo thông tin bà Nga tiết lộ thì lý do phổ biến nhất là do phát hiện vợ ngoại tình, dẫn đến nghi ngờ mọi thứ, hoặc nhìn con không giống mình. Tuy nhiên, có những người vì giúp người khác nên mới phát hiện ra sự thật khủng khiếp.



Bà Nga kể về một trường hợp ngoài sức tưởng tượng của bà và đồng nghiệp. Anh Tuân yêu chị Lan, chị này có một đứa con riêng. Để thuyết phục gia đình và hợp pháp hóa đứa bé, anh Tuân đã thừa nhận đứa bé là con ruột của mình. Gia đình anh không tin, đòi mang kết quả xét nghiệm ADN về thì mới đồng ý.



Anh Tuân nghĩ ra cách nhờ cậu bạn thân tên Hải đưa con trai của anh Hải đi xét nghiệm, khai tên Tuân và Lan vào tên cha mẹ, sau đó anh sẽ lấy kết quả này mang về cho gia đình xem. Anh Hải vui vẻ nhận lời. Nhưng ngày đi lấy kết quả, chính anh Hải “sốc” vì đứa con anh ôm ấp hàng ngày lại không phải con ruột của mình!



“Cậu ấy đã nhờ tôi gọi điện cho cậu Tuân đến đón về vì sốc quá, không đi đứng được”, bà Nga thuật lại.



Làm xét nghiệm ADN cho nhiều người, bà Nga cho biết nhiều khi chính bà cũng không tưởng tượng được thực tế lại có những câu chuyện khó tin đến thế.



Nghi con dâu có quan hệ bất chính suốt thời gian dài với người khác nhưng không có chứng cứ, ông bà Minh quyết định đưa 2 đứa cháu nội đi xét nghiệm ADN. Cả ông bà lẫn con trai (anh Dũng) đều tin chắc chắn đứa lớn 6 tuổi là ruột thịt của mình, còn con gái 2 tuổi chưa chắc của ai.



Vì quá yêu con gái 2 tuổi, anh Dũng thậm chí còn đề nghị trung tâm hãy làm chậm để lâu có kết quả. Anh sợ phải đối mặt với sự thật phũ phàng… Nhưng sau khi xét nghiệm, kết quả là cả 2 đứa đều không phải con anh Dũng!



Nhìn tấm ảnh cô con gái duy nhất trong ví của mình, anh thốt lên: “Tôi đau quá, có thằng đàn ông nào như tôi không?”.



Quá sốc trước sự việc này khó tin, gia đình anh Dũng quyết định thử chéo với ông nội. Kết quả cho thấy anh Dũng đúng là con ông Minh, nhưng 2 cháu bé đều không liên quan đến ông nội!



Khi mang sự việc về gia đình, vợ anh Dũng thản nhiên thừa nhận. Vợ anh tiếp tục tỏ ra là người đàn bà “dũng cảm, có máu mặt” khi đem cả câu chuyện này lên mặt báo để hỏi về chuyện phân chia, bồi thường tài sản, công chăm sóc,…



Những bi kịch xuất phát từ ADN



Đã tiếp xúc với hàng ngàn khách hàng, bà Nga cho biết phản ứng đầu tiên của các ông bố khi biết sự thật thường rất sốc, rất tiêu cực.



“Họ thường rất hồi hộp khi cầm kết quả. Sau đó có người reo lên vì mình đã “đầu tư đúng chỗ”, có người thần sắc biến đổi, ngồi phịch xuống, gục đầu lên bàn và khóc nức nở. Sau đó là ngấu nghiến chì chiết người đàn bà “vô lương tâm” đã lừa dối cả gia đình, dòng họ”, bà Nga nói.



Có những người từ phòng xét nghiệm đã ra thẳng quán rượu gần đó vì không kiềm chế nổi. Theo kinh nghiệm bán hàng gần trung tâm xét nghiệm ADN, chủ quán rượu đã phải “mời khéo” vị khách đang trong trạng thái bị “kích động” này ra ngoài.



Biết trước khách hàng sẽ có phản ứng tiêu cực nên trước khi lấy mẫu xét nghiệm, trung tâm luôn yêu cầu khách hàng cam kết không gây rối, quấy nhiễu tại trung tâm, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình và mọi người xung quanh.



“Bất kể họ có làm gì tôi cũng thông cảm được, bởi họ cũng chỉ muốn giữ được hạnh phúc thật sự. Sự thật đó quả là khó chấp nhận, thậm chí không chấp nhận được. Có nhiều người không chấp nhận nổi sự thật đã nghĩ đến chuyện tự tử”, bà Nga buồn rầu.



Theo thông tin bà Nga cung cấp, bà thường biết diễn biến của gia đình qua lời kể của chính khách hàng. Rất nhiều người đã không thể chung sống tiếp với nhau, nếu cố cũng khó có hạnh phúc.



Tuy nhiên, cũng có những người đàn ông dù biết sự thật vẫn chung sống với vợ, con, giấu kín chuyện “động trời” này và cho vợ một cơ hội để làm lại.

Mẹ già rơi nước mắt nhận xét nghiệm ADN của người con liệt sỹ

Ông Nguyễn Phúc Châu - em ruột liệt sỹ Nguyễn Văn Ngọc (ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) - chia sẻ trong buổi đón nhận kết quả giám định ADN đúng từ Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam cuối tuần vừa qua.

Ông Châu cho biết, anh trai ông tham gia kháng chiến chống Mỹ và đã hy sinh ở mặt trận phía Nam. Ông Châu và gia đình đã 10 lần đi tìm hài cốt của các anh trong suốt mấy chục năm qua, hỏi thăm từ Bắc vào Nam, chỉ cần nghe có chút tung tích gì có liên quan là gia đình ông lại hi vọng.



Một người mẹ quá xúc động khi được đón con trở về bên mình


“Gặp ai cùng đơn vị hoặc biết đơn vị của anh tôi đều hỏi thăm, gia đình tôi đi tìm mãi và may mắn biết được người đồng đội đã chôn cất anh tôi ngày đó hiện vẫn còn sống ở quê Bắc Giang. Từ những thông tin quý báu của ân nhân, gia đình tôi tìm đến Đồn Biên phòng Long An thì bất ngờ thấy tên liệt sỹ là anh tôi được ghi lại và có cả tên của bố mẹ tôi nữa.

Nghĩa trang liệt sỹ Long An lúc đó đang được tu sửa nên các phần mộ của liệt sỹ được nhấc lên cao, được sự đồng ý của cơ quan quản lý, gia đình tôi đã mở phần mộ được cho là của anh trai tôi ra để xem và đã nhận ra đặc điểm riêng là 2 chiếc răng vàng của anh tôi lúc còn sống đã có. Vui mừng khôn xiết, ai cũng khóc! Gia đình tôi được phép đón anh về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ của quê hương” - ông Châu kể lại.

Sau khi đưa hài cốt liệt sỹ Ngọc về an táng tại nghĩa trang Hương Sơn, để chắn chắn 100% đó là người thân của mình, gia đình ông Châu lại tiếp tục đem sinh phẩm của liệt sỹ Ngọc đi xét nghiệm ADN. Đến ngày 21/12 vừa qua, gia đình ông Châu đã được Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam trao lại kết quả xác nhận ADN đúng.

“Gần nửa thế kỷ qua mẹ đã khóc, bữa cơm nào cũng nhắc tên, cái Tết nào cũng buồn nhớ, đêm đêm mẹ lại giở ảnh các con ra xem! Tìm được hài cốt của con và nhận kết quả ADN đúng mà mẹ như vỡ òa, mẹ đã an lòng. Mẹ tôi cứ khóc và nói rằng thật may mắn khi vẫn còn sống để được đón các con trở về nhà sum họp…” - ông Châu trải lòng.

Nhiều người bật khóc khi nhận ADN đúng của chồng, cha


Một trường hợp khác khi nhắc đến ai cũng rưng rưng niềm xúc động bởi họ đã đi tìm, thực hiện xét nghiệm ADN hài cốt người thân của mình và giúp một gia đình khác.

Ông Nguyễn Khắc Lập - con của liệt sỹ Nguyễn Văn Nại (ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) - chia sẻ: “Bố tôi vào Nam đánh Mỹ lúc tôi còn rất nhỏ, sau nhiều năm dài xông pha trên chiến trường bố tôi đã được thưởng 1 lần phép về thăm nhà. Sau khi trở lại chiến trường, trong một trận chiến, bố tôi đã hi sinh ở Tiền Giang. Vậy là lần đầu về phép cũng là lần cuối cùng bố con tôi được gặp nhau, lần cuối cùng bố tôi cùng ăn cơm với gia đình. Năm 2005, mẹ tôi mất. Mẹ tôi ra đi mang theo nỗi buồn mòn mỏi vì sau rất nhiều năm đi tìm hài cốt của chồng không thấy...”.

Theo ông Lập, sau mấy chục năm tìm kiếm, đến tháng 6/2013, nhờ có sơ đồ mộ chí nên gia đình ông Lập đã tìm được địa chỉ nơi chôn cất cha năm xưa. Tuy nhiên, khi quy tập thì lại thấy có 2 bộ hài cốt cùng 1 vị trí, vì thế gia đình ông Lập đưa cả 2 bộ lên và đem mẫu sinh phẩm đi xét nghiệm ADN.


Kết quả cơ quan chức năng báo về cho thấy, một bộ hài cốt đúng là của cha ông Lập - liệt sỹ Nguyễn Văn Nại và bộ còn lại là của liệt sỹ Nguyễn Bá Thông (ở xã Chí Tân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Vì rất hiểu nỗi đau xót của những gia đình liệt sỹ đi tìm người thân nên ông Lập đã nhanh chóng tìm mọi cách liên lạc và báo tin về cho gia đình liệt sỹ Thông để họ có thể sớm đưa người thân của mình về quê an táng.

thách chồng xét nghiệm ADN

Vợ anh Hải sau khi thách chồng xét nghiệm ADN thì tỏ ra hối hận vì đứa con thứ 2 không phải là con đẻ của anh Hải.




Thông thường có đến 90% đàn ông chủ động mang con đi xét nghiệm ADN vì nghi ngờ vợ. Tuy nhiên, cũng có những ông chồng không nghi ngờ vợ nhưng bị vợ thách mang con đi xét nghiệm ADN trong một trận cãi nhau.

Anh chồng không kìm được tức giận nên mang con đi thật. Trước khi đi, anh không nghi ngờ điều gì về quan hệ giữa ba cha con nhưng kết quả lại rất phũ phàng.

Vợ chồng chị Liên - anh Hải thường nảy sinh mâu thuẫn vì quan hệ mẹ chồng - nàng dâu không tốt. Trong một lần cãi nhau, chị Liên vừa xa xả cãi chồng vừa sắp xếp quần áo để chuẩn bị về nhà mẹ đẻ.

Anh Hải không tỏ thái độ can ngăn nhưng khi thấy vợ lấy cả quần áo của con thì anh nổi khùng và nói: “Cô muốn đi đâu thì mặc cô nhưng hai đứa bé phải ở đây. Tôi thách cô mang nó ra được khỏi cái nhà này”.

Chị Liên đang nóng máu, nghe câu chồng nói như bị kích thích liền quay lại “đáp trả” với một thái độ rất đắc chí: “Anh là gì của chúng nó mà có quyền bắt chúng nó ở đây? Anh nghĩ anh là bố chúng nó chắc? Anh đừng có tưởng bở”.



Câu nói của vợ, dù là trong lúc nóng giận, cũng khiến anh Hải cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Từ ngày lấy nhau đến lúc có hai mặt con (đứa lớn cũng đã 7 tuổi, đứa bé 2 tuổi), tuy có lúc vợ chồng cãi cọ nhưng chưa khi nào chị Liên dám nói với anh những lời như thế.



Anh Hải đang ngồi liền chồm dậy tát cho vợ một cái trời giáng rồi chỉ mặt vợ và nói: “Cô còn dám mở miệng nói ra những lời như thế, tôi sẽ không nhẹ tay với cô đâu. Đừng có trách!”.



Chị Liên thấy chồng nói vậy liền cười ngất và “trêu ngươi” chồng: “Anh tưởng tôi nói đùa à? Anh không tin thì mang chúng nó đi mà kiểm tra. Anh tưởng anh giỏi vậy chắc?”.



Lời thách thức của chị Liên như xuyên một mũi kim vào đúng nỗi đau thầm kín nhất của anh Hải. Ban đầu anh định tiếp tục “xù lông” nhưng ngay trong giây lát anh khựng lại. Khoảng 3 năm trở lại đây, anh Hải bị bệnh tiểu đường và gút. Chuyện sinh hoạt vợ chồng vì thế cũng giảm sút mạnh so với thời kỳ trước. Tự anh cảm nhận được nỗi buồn của vợ nhưng không biết làm thế nào, chỉ lẳng lặng để mọi chuyện trôi đi trong âm thầm.



Đến nay, câu nói của chị Liên khiến anh lại liên tưởng đến mình. Anh bỏ ra ngoài, không nói với vợ thêm lời nào. Nếu không mang con đi xét nghiệm, hẳn vợ sẽ cười khinh anh vì nghĩ anh không đủ can đảm để đối diện với sự thật. Nếu mang con đi, anh không tìm được lý do vì từ trước đến nay anh không bao giờ nghi ngờ chúng không phải con mình.



Nhưng ngay sau đó, khi cơn tức giận vẫn chưa nguôi ngoai, anh Hải mang cả hai đứa con đi xét nghiệm ADN theo đúng lời thách thức của vợ (tuy trong thâm tâm anh nghĩ sẽ không có gì “bất thường”).



Khi anh mang hai đứa con đi ra đến cổng, chị Liên lại đột ngột chạy theo giằng lại và nói “không phải xét nghiệm nữa”. Lúc này anh Hải bỗng đâm ra nghi ngờ và càng muốn đi xét nghiệm. Anh giằng tay vợ ra và nói “tôi sẽ đi xét nghiệm cho cô thấy”.



Lấy kết quả sau 4 tiếng, những con chữ chạy trên hai tờ giấy khiến anh bàng hoàng… Đứa lớn 7 tuổi là con ruột anh, còn đứa bé 2 tuổi chẳng có mối liên hệ ruột thịt nào với anh hết!



“Lúc chuẩn bị xem kết quả anh này rất bình tĩnh, không hồi hộp hay lo lắng như đại đa số các trường hợp khác. Nhưng khi xem rồi thì chân tay anh ta như nhũn ra, mất một lúc mới nói được vài từ rồi phải mất thêm ngần ấy thời gian nữa mới đứng dậy được để đi về”, bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm phâ tích ADN và công nghệ di truyền (Hà Nội) thuật lại.



Kết quả này đã chứng tỏ trong khi sống với anh Hải, chị Liên (vợ anh) có quan hệ với người khác. Anh lại càng chua xót khi sự việc xảy ra vào đúng quãng thời gian anh phát hiện bệnh tiểu đường và gút khiến sức khỏe suy giảm.



Vợ anh Hải sau khi thách chồng và chồng làm thật thì tỏ ra hối hận. Bà Nga cho biết trong khi chồng mang con đi xét nghiệm, chị Liên đã lên mạng tìm số điện thoại, địa chỉ của trung tâm để dò hỏi, thậm chí còn tìm cách “mua chuộc” trung tâm để thay đổi kết quả, việc ngoại tình của chị sẽ không bị bại lộ. Tuy nhiên, việc này không thành công và cả gia đình của chị đã phải đón nhận sự thực trong đau khổ.



“Nếu không có trận cãi nhau và lời thách đố oái oăm kia thì có lẽ người chồng sẽ không biết gì về sự thật. Nhưng sự thật vẫn là sự thật và trước sau gì nó cũng sẽ lộ ra”, bà Nga nói.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Những chuyện xung quanh xét nghiệm ADN

Cách đây một năm, một phụ nữ đưa con cùng một người đàn ông đến Trung tâm phân tích di truyền Gentis để xét nghiệm ADN. Nhưng kết quả cho thấy, người đó không phải là bố. Lần sau, vẫn chị ta lại đưa con và người đàn ông khác đến, kết quả cũng như lần trước. Phải đến lần thứ ba, chị mới tìm được người cha của con mình.

Anh Phương kể, có những cụ già lúc lâm chung, thấy “vợ con” dẫn tới xin bịt khăn tang. Cả nhà chồng đều sững sờ chẳng biết “vợ con” ở đâu từ trên trời rơi xuống nhận người thân của mình là chồng, là cha. Thế là cả đoàn kéo nhau đi làm xét nghiệm. Có trường hợp đích thực, biết người quá cố “ăn chả” nhưng cũng có trường hợp phát hiện muốn mượn danh ăn ké, đòi chia di chúc tài sản.

Một buổi chiều đầu tháng sáu, ông Thắng cùng cô gái trẻ khoảng 25 tuổi, bồng bế cậu nhóc chừng 10 tháng tuổi tới Phòng Xét nghiệm di truyền ở quận 1. Ai cũng tưởng ông đưa con cháu đi xét nghiệm ADN, nhưng khi hỏi ra mới biết ông Thắng bị cô bồ nhí ép phải đi làm ADN để xác định có phải cậu nhóc kia là con ông hay không. 68 tuổi, ông Thắng không muốn đến Trung tâm ADN làm xét nghiệm, nhưng cô gái trẻ cứ một mực đòi ông đi nếu không sẽ “khủng bố” cả gia đình. Sợ vợ con biết mình “ăn vụng” nên ông đành nhắm mắt nghe lời cô bồ nhí. Bỏ 10 triệu, chờ trong 4 tiếng để có kết quả nhanh, ông Thắng mừng rơn người khi kết quả cho thấy cậu con trai kia là “tác phẩm” của một người khác. Ông hí hửng ra về, trên tay cầm kết quả để vợ ông và các con tin.

Sống với nhau năm năm, khi đứa con trai lên bốn tuổi, anh Hoàng Văn H, ở quận 7 vẫn nghi ngờ đó không phải là hòn máu của mình. “Con càng lớn, tôi cứ thấy nó giống ai chứ không giống mình nên hai cha con âm thầm dẫn nhau đến trung tâm xét nghiệm kiểm tra. Hóa ra nó chả có huyết thống với con tôi”- anh H, buồn rầu. Bực bội, anh lao vào rượu chè. Có khi gây gổ với vợ con. Vợ anh H, lúc nào cũng bảo sao anh bê tha, không thương con, nhưng anh H bảo “đó có phải con tôi đâu mà thương”. Thế là vợ chồng cãi nhau. Vợ anh H. tự tin: “Nếu không phải con anh thì đi xét nghiệm ADN đi”. Rút cuộc sự thực vỡ lở, gia đình anh H. tan đàn xẻ nghé.
Theo Thạc sĩ sinh học Ngô Đức Phương- Phó tổng giám đốc Gentic, nhiều khi nhận kết quả sẽ làm gia đình người khác hạnh phúc hơn, nhưng cũng có khi làm cho gia đình người giám định chia rẽ. “Rất nhiều ông bố đưa con đi xét nghiệm và kết quả chửng hửng vì bao nhiêu năm nay mình phải nuôi con người ta”- anh Phương kể và nói thêm: “Kết quả khoa học dù có phũ phàng nhưng, đổi lại phần nào mang lại sự thanh thản, thậm chí giải tỏa áp lực, nghi ngờ cho người đi làm xét nghiệm”.
Bác sĩ Biên ở Phòng Xét nghiệm ADN kể, từng đón một người phụ nữ cùng hai người đàn ông đến làm xét nghiệm cho con. Cả hai đều tranh giành đứa con mà người phụ nữ đang cưu mang là con mình. Nhưng khi xét nghiệm xong, kết quả chỉ có một người đàn ông cùng huyết thống. Bác sĩ Biên cho biết, khi nhận kết quả xong, người chồng chính thống của cô gái gầm hét như điên dại. “Tôi thấy ông ấy lao ra giữa dòng xe cộ như muốn tự tử, bởi người vợ đã cho mình cắm sừng lâu nay mà không hay biết” - bác sĩ Biên nhớ lại.
CÓ CẢ TÌNH VÀ TIỀN

70 tuổi, ông Hoàng tự tin khẳng định mình không còn khả năng duy trì nòi giống. Vì vậy, khi quen một em gái 21 tuổi bán cà phê ở thành phố Biên Hòa, ông cứ vô tư làm “chuyện ấy”. Đến một ngày cô gái mang cái bụng thình lình đến nhà ông ăn vạ, ông mới tá hỏa. Lúc nào ông Hoàng chối bay, “tui đâu có quan hệ mà có bầu. Tuổi tui đâu còn sức để sinh con”. Nhưng sau khi sinh con, cô gái ấm ức làm rùm beng và đòi đưa nhau đi xét nghiệm. Không còn cách nào khác, ông Hoàng đưa cả cô gái, con và người thân đi xét nghiệm. Nhận được kết quả, ông Hoàng sửng sốt khi biết đó là con của mình. Để làm dịu vợ và các con, ông Hoàng năn nỉ, các anh em ở Trung tâm Xét nghiệm thay đổi kết quả nhưng không thể.
Hơn năm năm sau ngày thành lập, anh Phương, anh Quân đã trải qua hàng chục vụ mua chuộc bằng tiền, thậm chí cả tình chỉ để thay đổi kết quả. Nhưng theo anh Quân, chẳng có ai làm được chuyện đó, bởi máy móc đã cho kết quả, con người không thay đổi được !
“Kết quả khoa học dù có phũ phàng nhưng, đổi lại phần nào mang lại sự thanh thản, thậm chí giải tỏa áp lực, nghi ngờ cho người đi làm xét nghiệm”.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Tháng Ba ngày ấy

Thời gian chẳng bao giờ chờ đợi một ai hết. Nó cứ lao đi như mũi tên vậy. Không có điểm dừng nào cụ thể. Rồi ngoảnh đi ngoảnh lại đã thấy thời gian bỏ xa mình quá đỗi. Chỉ có những kỉ niệm là vẫn còn ở lại, vấn vương quanh mình.
Tháng Ba về rồi đó chị. Về để chạm vào những kỉ niệm, những nhớ thương khi ngày ấy sắp tới. Chị Hai có còn nhớ không? Ngày 11 tháng 3 của hai năm về trước, có một cô bé cứ lẽo đẽo và bám riết lấy chị trên “đại lộ” đông người Yume chỉ để đòi chị nhận một món quà nhỏ xíu cho bằng được mới thôi. Cứ đeo bám riết rồi chị cũng nhận lời. Lúc đó, cô bé ấy vui lắm. Nhưng không phải là vì chị nhận món quà đó mà là vì kể từ ngày ấy, cô bé đó đã có được một người chị để yêu thương.
Ngẫm lại cũng thấy vui chị nhỉ? Suốt ngày em cứ “bám” lấy chị để mà nhõng nhẽo, lo lắng và quan tâm tới chị. Nhiều lúc nghĩ lại, em thấy khi đó mình con nít quá à. Lớn bằng ngần này rồi mà cứ làm như mình mới có chị lần đầu ý, rồi không biết ở nơi đó chị có cười em không nữa.
Chị Hai nè, em không tài nào lý giải được vì sao mà mỗi lần đang tám say sưa thì bỗng dưng cả hai chị em mình lại im lặng, không ai nói với ai câu nào. Chị Hai thường bảo là chị im lặng để nghe em nói, nghe em kể. Riết rồi em cũng không biết là ai kể ai nghe nữa chị ạ, khi mà chính em cũng im lặng để được nghe chị Hai nói.
Thấm thoát cũng đã sắp đi qua hai mùa kỉ niệm. Những kí ức vui buồn một thuở em đều nhớ cả. Chẳng khi nào vơi đi mà chỉ có đầy lên theo cùng năm tháng. Chị Hai à, nhiều lúc thấy nhớ chị Hai. Em lại ước gì khoảng cách từ Hà Nội tới Đồng Tháp chỉ còn một bước chân thôi. Để em gái có thể chạy qua đó, được chị Hai ôm vào lòng, thủ thỉ cho chị Hai nghe những điều em gái đang nghĩ, kể cho chị Hai nghe những vui buồn trong cuộc sống của em. Để rồi chị Hai sẽ vỗ về, an ủi em, dạy cho em cách để vượt qua những nỗi buồn ấy. Nhưng liệu chị Hai có thể chờ tới ngày đó - ngày mà em vào đấy không, chị Hai?
Em lại lảm nhảm nữa rồi. Chỉ là bỗng dưng những kí ức ấy lại ùa về với em. Thấy nhớ, nhớ những ngày ấy đến lạ. Rồi vu vơ tự hỏi "Không biết rồi sẽ có bao nhiêu mùa kỉ niệm nữa trôi qua để em được đón nó cùng chị?" 
Tĩnh Thu

Gửi chị dâu tương lai...

Gửi chị, người sẽ cũng anh trai em bước hết cuối con đường...
Lần đầu tiên anh em có người yêu, em đã háo hức tò mò muốn biết đó là ai, muốn biết chị ấy có xinh không, chị ấy như thế nào... Đặc biệt là muốn biết ai mà lại dám yêu ông anh trai khó tính nhà em. Em cứ í ới xin gặp nhưng anh không muốn, chỉ nói rằng chị ấy rất giống em. Chị biết không cũng là lần đầu tiên em thấy anh tủm tỉm cười khi đọc tin nhắn, hay gọi điện, cũng hay chải chuốt khi ra ngoài nữa. Rồi một ngày anh phải đi xa, có lẽ anh đã khóc vì phải chia tay chị ấy... Em đã thấy anh buồn nhiều, nhưng chả thể nói ra và không thể làm gì. Em đã rất ngạc nhiên và nhận ra có lẽ anh trai của em đã thật sự trưởng thành, thật sự trở thành một người đàn ông rồi.
Không biết rằng chị có phải chị ấy không nữa nhưng em đang rất mong chờ chị đấy, chị đâu ạ!!!
Chị sẽ thay em, bố mẹ em dành thật nhiều tình cảm cho anh em chứ??? Hãy giúp em bù đắp những gì gia đình em chưa thể làm cho anh chị nhé...
Có lẽ anh không phải là người đàn ông hoàn hảo nhưng em chắc chắn anh sẽ là một người chồng tốt, người bố tốt... chắc chắn đấy.
Có lẽ bố mẹ em chưa dành nhiều thứ cho anh được, em cũng không phải là đứa em tốt. Em không thể làm gì cho anh em, em không thể thay chịu đựng hết tất cả tổn thương. Việc duy nhất em có thể làm là lặng lẽ khóc và xót xa những lúc anh vất vả và khó khăn. Nhưng chị sẽ cùng anh, bên cạnh và yêu thương anh những lúc buồn vui chứ???
Anh em không đẹp trai cũng không giàu có nhưng anh là người đáng khâm phục nhất trong tất cả những người đàn ông trong cuộc sống em. Anh đã cam chịu tất cả và hi sinh quá nhiều...
Em không đòi hỏi gì nhiều đâu nhưng chị sẽ là người vợ, người mẹ tốt chứ???
Em không mong chị quá xinh đẹp hay giàu có chỉ mong chị đủ tình yêu thương và sự bao dung dành cho anh trai của, người em yêu quý và kính trọng thôi.
Chị sẽ cũng anh em vượt qua mọi khó khăn, sưởi ấm trái tim anh có chị bên anh em sẽ an tâm hơn nhiều. Nếu không phải là chị thì chắc sẽ chẳng có ai có thể hàn hắn và chữa lành vết thương mà gia đình, mọi người đã gây ra cho anh. Nên chị rất quan trọng đấy chị dâu của em ạ.
Nếu đâu đó trên trái đất này chị đọc được những dòng này thì chị hãy xuất hiện nhé...
Gửi chị dâu tương lai...

Men theo nỗi nhớ

Ngày dài mặc cả buồn vui, rồi tự chọn hứng lấy những nỗi buồn dở dại, để mà ngúng nguẩy hờn dỗi với thời tiết. Trở về sau những lặp lại chán ngán, em lại ngồi lại ngó chính mình trong gương: Gương mặt hốc hác, đôi mắt mệt mỏi... Những lúc thế này, em lại nhớ anh nhiều hơn.
Ta chẳng có nhiều thời gian bên nhau, để mà có quá nhiều nỗi buồn như thế. Nhưng dường như càng ngày, em càng xấu tính rồi. Việc sẽ phải xa nhau làm em thoắt buồn thoắt vui, để mà anh cũng chẳng hiểu được một đứa vừa cười như điên dại chỉ vì một bộ phim hài, mà theo anh: "Chẳng buồn cười tí nào cả!", rồi tự dưng lại ngồi lăn ra khóc, đánh đuổi anh vô lý do... Những lúc lòng yếu đuối đến tê dại như thế, anh lại ôm em, áp khuôn mặt đẫm nước mắt của em vào ngực anh mà vỗ về thủ thỉ: "Đừng khóc nữa, cô bé của tôi ơi!"
Thế nhưng, chẳng ai kiên nhẫn với một đứa đa cảm và đỏng đảnh như thế, khi đến chuyện nhỏ nhất cũng khóc được. Anh hay bảo em đi cóp nhặt nỗi buồn của thiên hạ để đổ dồn vào cuộc sống của chính mình, rồi toàn thở dài vì những chuyện đâu đâu... Nghĩ đến giọng anh hay trách móc rồi lúc phì cười khi em lại đến giờ tranh luận rất ngây ngốc với anh về chính trị - một chủ đề mà em mờ tịt nhưng vẫn hăng hái cãi.
Nhớ lại mà thoáng buồn, mở điện thoại ra nhìn vào màn hình: Ngày hôm nay cả thế giới bỏ quên mình rồi. Bỗng dưng tủi thân ngồi khóc thút thút... rồi mệt mệt thế nào, nằm ghế sopha ngủ quên mất.
Trong giấc mơ của mình, em vẫn thấy anh ngồi cạnh, luồn tay vào tóc em rất dịu dàng, nói bên tai thủ thỉ rất êm. Mình cười cười nói nói, đáng yêu vô tận. Ngày mưa dầm ngồi trong phòng, hai đứa nằm cạnh nhau lắng nghe tiếng mưa rơi, hít hà và đùa giỡn chọc cười nhau cả ngày. Hay những ngày nắng ấm, nắm tay nhau, tay em lồng vào tay anh nhỏ bé, nụ cười anh bừng sáng trên khuôn mặt, ấm áp hơn cả ánh mặt trời ngày đó...
Chúng ta đã cùng trải qua biết bao nhiêu ngày bên nhau? Em không rõ nữa... Ngày anh sắp đi càng đến gần, thời gian càng như chạy ùa và dồn dập hơn, khiến em cảm thấy ngột ngạt và khổ sở hơn bao giờ hết. Trong cơn mê, mồ hôi túa đầm ướt cả người, hình bóng anh thoắt ẩn thoắt hiện, nụ cười của anh và những giây phút mình bên nhau, đọng lại thành nước, rả rích như mưa dầm... Nước mắt khẽ trào ra... Những lúc yếu lòng thế này, em chỉ biết men theo nỗi nhớ để được gần anh hơn. Thế thì, mai này anh đi xa, em biết phải làm sao?
Một bàn tay nhẹ nhàng đặt lên gò má nóng bỏng của em, khẽ gạt và lau đi nước mắt, tiếng anh nói thật khẽ bên tai: "Ngủ mà còn khóc à? Sao mà ngốc quá!!!"... Em giật mình choàng tỉnh, nhìn thấy anh ngồi cạnh bên, ánh mắt xót xa khôn tả, vội dang rộng vòng tay ôm lấy anh, rồi khóc như chưa từng được khóc. Anh vỗ nhẹ lưng an ủi... Nhưng anh có biết rằng, khoảnh khoắc nỗi nhớ càng thêm mãnh liệt hơn, ấy là khi ta còn ở bên nhau, anh còn đang ở cạnh em thế này mà em luôn nghĩ đến ngày anh rời xa em.
Ôm anh trong vòng tay mình, với em thế là điều tuyệt diệu nhất. Không có anh ở cạnh, đành men theo nỗi nhớ để yêu anh hơn, nhưng có anh ở cạnh rồi, nỗi nhớ vẫn hiển hiện và quấn quýt lấy tâm trí em. Lúc nước mắt vẫn còn rơi nóng hổi, khuôn mặt anh áp sát vào mặt em, nói thật khẽ:
- Anh nhớ em lắm... Vô cùng nhớ!
Ấy thế, là đủ. Em chẳng còn một mình men theo nỗi nhớ nữa, khoảnh khắc được an ủi nhất, là được dựa vào vai anh, thấy hơi thở anh phả vào cổ mình thật ấm nóng... và nhớ anh...

Những niềm ủi an

Thật mà khó tưởng tượng ra một thế giới không có âm nhạc.
Mới đây, tôi dọn lại ổ đĩa, xóa đi một cơ man nhiều bài hát, ước mong trốn khỏi những lăn tăn kỉ niệm. Bởi, thế này, chỉ cần một lần vào quán cà phê, vào một cửa hàng sách, vào một khoảng không gian lạ lẫm hay quen thuộc nào đó, rồi bất chợt nghe thấy bản nhạc cũ của lòng, thì cả con người ta cứ thế mà xao xuyến hoài không dứt. Có thể là hát theo, có thể là nhịp chân theo; có thể là nán lại thật lâu để hưởng nốt hương vị ngọt ngào ấy, hoặc là chạy đi thật nhanh, kẻo bao nhiêu kí ức xưa lại vọng về. Radio vẫn sống sót đến ngày nay, lâu lâu ghé vào chuyên mục radio trên một trang web, lòng người ta luôn y nguyên tâm trạng bồi hồi. Bấm hết cả playlist trong ipod không xi-nhê, mà từ cái đài của bác tài xế vọng ra bài nào là ngây ngất bài đó. Nhiều lúc, phải bỏ quên thật ấy chứ, rút earphone ra cho nó huyên thuyên hai mình (phone trái và phone phải), còn ta, ta hòa mình vào phố thị, vào âm thanh đường phố đơn sơ ấy, thưởng thức một niềm vui râm ran từ tai này qua tai kia. Thành phố thế mà đẹp lạ lùng.
Cũng buồn cười, sau khi xóa đi những bài hay nghe gần đây, tôi lên mạng tìm và tải về những bản nhạc xưa xưa, những bài của bốn, năm năm về trước. Âm nhạc không cũ là thế. Tôi chẳng hề có ý niệm nhai lại kí ức đâu, bản nhạc cũng không gợi nhắc gì cho tôi. Chỉ thấy giai điệu vừa quen vừa lạ, vừa thân vừa gần, êm êm, êm êm… Lâu lâu, nghe lại một bản nhạc cũ như tìm thấy mấy đồng lẻ trong túi quần túi áo vậy, luôn nhiều niềm vui đến lạ lùng!
Người ta có thể gửi cho nhau mỗi giây hàng chục bài hát, chia sẻ hàng chục clip nhạc, vẫn không bằng một chốc tình cờ, chiếc máy nói thốt lên vài lời: “Bài hát này do bạn X… gửi đến bạn Y… với lời nhắn...” Đôi khi, không cần mất nhiều thời gian để lên kế hoạch thuê nhà hàng, mua hoa rải khắp hành lang trung tâm thương mại đâu chàng trai ạ. Chỉ cần mang một cốc cà phê, thậm chí là nở nụ cười duyên dáng, nói với người quản lí loa phát thanh, nhờ anh ta bật giùm bài She, bài Beautiful in white, bài My love hay một cái tên khác (tùy bạn) là đủ để tỏ tình rồi. Điều khó hiểu nhất ở mấy cô gái là không biết cô ta thực sự thích cái gì. Vì cô ta cứ tự dưng phát cuồng phát sốt vì một điều vu vơ cà ngơ như thế này đây!
Âm nhạc là liều thuốc chữa lành nhanh và hiệu quả nhất mà tôi từng biết. Chỉ cần bật lên, chỉ cần mở tai để cho bài hát ngấm vào mình. Thế là không suy nghĩ nữa, thế là không bần thần nữa, chỉ chợt rung lên vì một nốt ngân lạ lẫm, vì một tiếng ơi a dìu dịu, hay một tiếng piano thoảng buông, một tiếng ghita chêm pha êm tai vô cùng. Được gắn bó với âm nhạc, thực là một ơn ban nhiều hơn hết thảy. Mà kì thực, chẳng mệt nhọc chi để được âm nhạc dỗ dành. Ta chỉ cần đứng lại đâu đó và nghe mà thôi. Cậu bé trong bộ phim August Rush cảm nhận được âm nhạc ở khắp nơi, từ tiếng gió lướt trên cỏ xanh, cho đến tiếng tàu điện vào ga xịch xoẹt.
Thời gian gần đây, tôi chẳng viết nhiều, định rằng sẽ cho những con chữ tạm ngủ quên. Buồn biết mấy khi không cho bài hát được phát, không cho những con chữ chảy trôi... Sau hết, cả hai vẫn là những điều dư thừa cho tôi khi cần kiếm tìm một sự an ủi. Tôi ngờ vực và tự trách móc rằng, viết lách hay nghe nhạc là một cái tội hơn hết những cái tội khác, lãng phí thời gian và tâm tư của tôi, nó làm tôi xao lãng. Nhưng rồi, dần dật mà viết ra những dòng này, suy nghĩ đứt mạch, đừng đoạn, tôi mới hiểu rằng sẽ chẳng thể hết hoang mang, nếu như tôi không để nhạc, để con chữ làm dịu mình đi. Để cho ai đó đọc được, chia sẻ và thầm cầu chúc cho tôi, hay để tôi tự đọc lại và an ủi mình. Ta không thể chỉ viết về niềm vui, viết về sự mạnh mẽ, viết về những điều tốt đẹp. Ta không chỉ viết để ngợi ca, để đánh giá, viết để chứng minh và luận định. Đôi khi, ta vẫn cần viết về những nỗi buồn, viết về những nỗi đau, viết về những điều không dám bày tỏ, viết cho những yếu đuối, những rong rơi, những run rẩy trong ta. Bởi ta không thể tự phát mà vượt qua được nỗi đau, ta không thể nói xong mà làm được liền, vẫn cần lắm một chốc nào đó được vỗ về yên ổn.
Thời gian trước, tự dưng tôi gắn bó với nhạc Take that. Cái tên nhóm nhạc đã cho tôi nhiều sự động viên. Take that mà, nắm lấy, cầm lấy đi và giữ chặt vào! Hãy can đảm nhận lãnh và kiêu hãnh tiến lên! Take that cho tôi một nguồn nhiệt huyết như thác lũ với The flood, tặng tôi một chút nhỏ kiên nhẫn với Have a little patience rồi cho tôi một ước mơ khởi lên từ nhiều đau thương trong Rule the world. Hay lại có phút làm tôi lâng lâng cùng How deeply is your love với video clip không thể si mê hơn. Nhiều lắm, cả Let me go và 6th Avenue trong album solo của trưởng nhóm Gary Barlow. Ngày hôm nay, tôi chỉ viết được cho Take that nhiêu đây dòng. Đổi lại, tôi sẽ tiếp tục nắm lấy những cơ hội đang còn của cuộc đời mình. Tiếp tục và cố gắng.
Thường, tôi chẳng tự tìm nghe các ca sĩ nữ, chắc tại... mình không phải là con trai. Hôm qua, tôi tìm ra Hoàng Quyên giữa một cuộc lao đao. Hoàng Quyên giữ tôi ngồi lại với những ngổn ngang đời mình. Những bài hát của chị tặng tôi chút ít yên an và một giấc ngủ lành. Tôi nghe Hoàng Quyên hát acoustic Chiếc lá vô tình, hát Và em có anh, hát Ngày nắng, hát Người em đã yêu. Hay lâu lâu rồi là hát Rét đầu mùa. Cảm ơn Hoàng Quyên, vì chị đã tặng tôi nhiều bài hát hay như thế, tôi hứa sẽ đi thêm cho dẫu còn nhiều lần vấp và đau. Chị cứ vẫn tiếp tục hát nhiều nhé!
Vẫn là ta, chui trong vỏ ốc đời mình, nghĩ hoài những điều tiêu cực. Thì ta là một con ốc, ta sinh ra với cái vỏ, cái vỏ là lá khiên che chắn chứ không phải gánh nặng. Cái vỏ không là thành trì bịt lối ta với thế giới bên ngoài. Hãy vươn ra mạnh mẽ nào, hãy bước đi và nâng cái vỏ của mình lên cùng niềm tự hào. Chui ra để thấy rằng, chốn an toàn ở khắp nơi. Chui ra để thấy rằng, đời ta chẳng có gì là tăm tối, mặt trời vẫn chiếu tới ta nếu ta dám chui ra và ngước nhìn. Nỗi buồn của tôi nhỏ lắm, chẳng ăn thua so với một bão Hải Yến đã qua. Nỗi buồn của tôi nhỏ lắm! Nếu tôi còn cơ hội mà không chịu cố gắng, chẳng khác nào xua tay với thân nhân những nạn nhân vụ máy bay rơi. Cả thế giới còn nuôi hi vọng, cả thế giới còn tiếp tục tìm họ bằng cách này cách khác. Thế mà sao, tôi ngồi đây nghĩ cuộc đời mình chết rồi, con đường mình bị bịt lối rồi, lửa hi vọng tắt rồi, tôi ơi?
“Start by doing what’s necessary,
Then do what’s possible,
And suddenly you are doing the impossible.” (St. Francis of Assisi)
tạm dịch:
Bắt đầu từ những việc cần thiết,
Tiếp tục với những điều có thể,
Rồi bỗng dưng, bạn biết mình làm được cả điều phi thường.

Hết sức cô đơn

Cô đơn quá khiến người ta mệt mỏi, đủ đầy quá cũng chẳng khiến người ta khá khẩm hơn.
Chỗ ở mới của tôi, không biết bao nhiêu lần tôi than vãn với bao nhiêu người rằng nó rất tốt! Cái chính là gần trường học của tôi hiện tại, đó là lý do vì sao tôi lại chuyển ra ở đó, mục đích của tôi đến đây là gì? Là để nghiên cứu và học tập. Đó mới là cái mục đích chính, một mục đích chết tiệt! Nhiều người trẻ vẫn hay nói, đi học không phải chỉ để học, mà còn là để sống và trải nghiệm, là để tận hưởng khoảng thời gian tươi đẹp của đời con người. Nhưng với tôi, hiện tại thì chưa thể có mục đích ấy được. Tôi mới chỉ là con bé 18 tuổi mới bắt đầu đi học xa nhà chưa tròn một năm, mà chuyện học hành của tôi thì thật là trắc trở, gian nan. Giờ thì tôi không muốn mục đích nào khác là học hành cho tử tế, vì gia đình vì chính bản thân mình. Bởi vì thế mà tôi đã cố gắng mà gạt đi tất cả mọi cảm xúc của bản thân để sống ở một nơi như thế. Một nơi gần trường học. Nơi mà mọi người ai cũng tốt, các bạn sống cùng cũng tốt, chủ nhà cũng tốt, nhà cũng tốt (quá tốt quá đầy đủ cho cuộc sống của một sinh viên). Nhưng bản thân tôi, cảm thấy lạc lõng, cô đơn giữa bao nhiêu cái tốt. Tự hỏi mình đã được nhiều chưa để mà hi sinh nhiều tình cảm, cảm xúc như vậy.
Ảnh minh họa
Vẫn biết là rồi thì thời gian cũng khiến tình cảm hoặc là chai sạn hoặc là được đong đầy, nhưng có phải người ta bảo là nên sống cho hiện tại không??? Hiện tại của tôi là không muốn trở về nơi mà tôi đã vất vả chuyển hết đồ đạc của mình đến một vài ngày trước. Tôi chỉ muốn đến những nơi khiến mình thấy thoải mái, có lẽ là có những nơi như thế nên mới khiến bản thân chán ghét cái nơi kia, và cảm giác nơi đó không thuộc về mình, mà định mệnh cứ trớ trêu, xếp mình vào đó. Tôi nhận ra là, có những thứ mình không thể sắp xếp được, không thể tự ý mình làm được, nhưng thế mà cuộc sống buộc mình phải ở đó, không thể làm khác. Và nếu bạn mà làm khác thì hậu quả sẽ khôn lường.
Sau bao nhiêu suy nghĩ, buồn, phiền, chán, nản. Sau một tối chạy xe đội mũ bịt khẩu trang kín mít, rồi òa khóc trong đấy, chả ai nhìn thấy, chả ai nghe thấy. Tôi lại thấy mình bất lực. Cái cảm giác như hồi còn đang vất vả ôn thi. Bất lực là bản thân sao không thể làm điều gì đó tốt hơn cho mọi chuyện. Bất lực là bản thân quá vội vàng mà đẩy cảm xúc của chính mình đến bờ vực thẳm. Bất lực vì tự thấy mình phá hỏng đi nhiều mối quan hệ tập thể. Ai cũng có lúc mắc sai lầm. Nhưng tôi bất lực vì chả lúc nào thấy mình quyết định đúng một điều gì cả.
Nhiều lúc nghĩ, người ta sẽ cười vào mặt mình vì ban đầu mình là quan trọng với họ, sau đấy mình lại tự biến mình thành thừa thãi trong cuộc sống của họ. Nực cười, và thế là người ta hoặc là khinh mình hoặc là thương hại mình một cách miễn cưỡng. Tôi dám thề là họ cũng chẳng vui vẻ gì khi tôi xuất hiện cái lúc mà họ đã chấp nhận từ bỏ tôi như một thứ quan trọng, vì một khi đã không coi là quan trọng thì cũng chả cần coi trọng nó nữa. Vì tôi mà họ mất đi cơ hội có một nơi tốt đẹp hơn để yên tâm sinh sống và làm việc. Còn bây giờ mà tôi còn có ý đinh di chuyển nữa, thì người ta sẽ chả coi mình ra gì nữa, chả ra bất cứ một thứ gì nữa. Cho nên là cứ sống vậy đi, vì tôi yêu mẹ, và không muốn bố lo lắng cho mình quá nhiều. Họ đã vất vả nhiều vì mình rồi.
Mấy cái tâm sự nhạt nhẽo, chả đâu vào đâu. Hi vọng sau này mình sẽ bật cười và tự hỏi sao lúc đấy mình lại như thế này khi đọc lại.

Ngõ vắng...

Ảnh minh họa
Hôm nay sinh nhật cậu…
Tớ chẳng bao giờ chu đáo, tinh tế được… Điều đó trái ngược hẳn với cậu. Cậu luôn chăm sóc tớ, ủi an tớ, nhớ hộ tớ những điều tớ để rơi vãi ở đâu đó, trong tiềm thức, trong hiện tại hay một đoạn đường nào đó tớ đã đi qua…
“Này, đến Hà Nội chỉ ngủ sao? Đêm Hà Nội chớm Đông đẹp như thế này… Ừ, thôi thì cậu cứ ngủ đi… Tớ đi dạo một mình vậy”.
“Cậu không chịu thức sớm ngắm mặt trời Hồ Tây gì cả? Cuối Thu sen tàn hết rồi, vẫn còn những cái gương sen kiêu hãnh lắm… Lại ngủ nữa à…”.
Cậu hay cằn nhằn tớ như thế… Nhưng cằn nhằn thế thôi rồi cậu lại yên lặng nhìn tớ ngủ…
Tớ dễ ngủ, dễ đến mức khi tớ đặt mình xuống giường, thông báo là “Tớ ngủ nha”… Thế là ngủ… Rất nhiều bạn bè của tớ không hề hài lòng chút nào về việc mê ngủ của tớ, khi cần đi dạo, đi chơi, tán gẫu vào những phút rảnh rang thì tớ chỉ lo kiếm một chỗ nào đó thuận tiện để ngủ…!
Cậu biết rồi đấy. Tớ mê việc, mà công việc của tớ thì cần đến phần lớn thời gian tớ có, nó “nuốt chửng” mọi dự định giải trí, vui chơi và để mình thong thả mất rồi. Không phải tớ biện minh đâu. Chỉ là những điều tớ muốn nói với cậu thôi. Giống như một đứa trẻ phạm lỗi, biết lỗi, và giải thích một chút về cái lỗi phạm phải.
Vẫn còn mùa Xuân cậu nhỉ? Cây lộc vừng nhà tớ lộc nâu biếc mới nhú hôm kia thì phải, giờ chắc đã mởn xanh. Tớ đã không ở Phú Tân 3 ngày rồi cậu ạ…
Bây giờ cậu đang làm gì… tóc ngắn?
Tớ lại hình dung cậu đi dạo ở đâu đó, bước đi chậm, chiếc túi đeo chéo, máy ảnh trên tay… Đi bên cậu bao giờ tớ cũng có cảm giác an nhiên. Vẻ an nhiên trong giọng nói nhẹ của cậu, trong nụ cười bẽn lẽn của cậu và cả những cư xử tinh tế của một người con gái gốc Hà Thành...
Thành phố Bình Dương ngập tràn sắc đỏ của hoa giấy và sắc tím hoa bằng lăng. Những cung đường mềm mại của thị xã Thuận An hiền lành hơn khi đêm về… Tháng 3, hoa bằng lăng đã tím… Chắc bằng lăng ở Hà Nội sắc tím đã lấn sắc trắng hoa sưa…
Sinh nhật cậu… Tớ chúc cậu hãy cứ là một ngõ vắng ân tình, dịu dàng, thanh khiết như tớ từng biết… 
Tớ thật sự nhớ cậu...
Sức khỏe, sự bình an và hạnh phúc cậu nghe…

Tôi ơi, mưa có buồn không?

Một tháng mưa âm thầm ngày nối ngày không biết mệt mỏi, không biết bao lâu rồi mình ủ dột bơi bải trong từng cảm xúc. Cái mà người ta gọi là ánh nắng mặt trời chạy trốn hay mải chơi nơi nào không thấy về để đám lá vàng theo mưa bay khắp muôn nơi.
Tháng Ba rồi đấy, tháng Ba cũng cho tôi hơn ba mươi tuổi đời. Đủ già nua của thiếu nữ vào đời, đủ trẻ trung của một người đàn bà tự mình đứng bằng đôi chân của chính mình và bước đi từng bước chậm chạp. Chỉ đủ tự cảm nhận rằng mình đang đứng vững giữa trời cô đơn. Mưa sẽ lạnh, gió sẽ buồn. Dường như lấy hạnh phúc là những ngày ngồi gặm nhấm sợi mong manh tình mình, lấy cảm xúc từ trang sách báo, lấy yêu thương từ những người xa lạ chẳng biết tên. Thỉnh thoảng gió thổi qua mành cửa lại ngẩng đầu tự hỏi: Mưa nữa sao đành?
Ảnh: Hương Ngọc Lan
Tôi chạm tay vào lồng ngực mình thấy con tim vẫn còn đập mạnh nhưng dường như hơi lạc điệu với mùi hương hoa nơi nào gió mang lại. Thơm thoang thoảng mà tìm không thấy, nghe cả làn nhạc du dương mà không cảm nhận hết từng câu ca. Cứ chắp vá, cứ bập bõm giai điệu trầm bỗng não nuột giữa ngày mưa triền miên. Chú mèo cô đơn cuộn mình trên ghế ngủ vùi chấp chới đôi tai rung rung nghe ngóng. Chiếc bình lạnh lẽo cũng một chú cá nhỏ bơi bơi hiền hòa. Thế đó, tôi hơn một cái ba mươi nên quanh mình cũng nhiều thứ lẻ loi, rơi vỡ, chết yểu.
Ngày mùa Đông chỉ kịp cuộn chăn vài phút cũng đủ mồ hôi ứa theo từng nhịp thở. Tim mình mấy hôm nay yếu đuối, đêm nằm mơ những cơn dài ú ớ mệt dã dời. Các bạn, các em bảo để con dao đầu giường mộng sẽ bình an hơn. Tôi nghĩ vậy. Chắc là tâm bất an, nhiều suy nghĩ dồn ứ không chia sẻ nên thành ra như thế. Buồn mơ màng mang mãi cái miên man vùng tối trong tâm tư rét mướt. Gió ơi xin đừng thổi nữa làm làn áo mỏng manh bay hoài khiến thân côi cút co ro thêm buồn.
Hình như cũng đủ lâu rồi tôi không còn nhớ về điều gì xa xôi nữa. Chỉ hay cười một mình vu vơ, vui với niềm vui nho nhỏ là được sống riêng mình, lo cho riêng mình. Có đôi lúc chợt nhớ về ai đó lại giật mình "ơ hay, người ta quên từ lâu rồi mà". Rồi thôi, lại nghĩ chuyện khác, chuyện một hai lần về trong đêm tối lỡ đường biết bấu víu vào đâu?... Hình như cái tuổi này nó ẩm ương như thế đó, dại khờ không hẳn, ngu ngơ không đúng, già nua chưa phải. Ẩm ương và khó chịu - là người ta bảo tôi thế!
Cũng lâu rồi anh và tôi không nói, không chia sẻ nhỏ to chuyện này khác. Ban đầu thấy nặng nề, ngượng ngùng nhưng rồi cũng quen. Anh ngập ngừng hỏi mãi không nên lời "người yêu em đó à", tôi lặng cười che giấu một niềm đau "phải thì sao và không phải thì sao?" Dường như cay cay nơi sống mũi, ngoài kia mưa vẫn rơi đều. Tôi yêu những ngày nắng đẹp, tôi thích những loài hoa sắc màu rực rỡ, cánh hoa đa tình. Mưa cũng đẹp, cái đẹp buồn vô cớ khiến kẻ vô tư nhất cũng xao động con tim, cái lãng mạn ấy cứ thấm dần xuống lòng đất ướt át để sinh sôi. Tôi từng trả lời anh về mưa buồn như thế và bị anh gõ trán nói muốn xem nó được làm bằng gì mà cứng đến vậy. Chẳng phải vì nó cứng hơn bình thường nên anh mới là anh của hôm nay. Còn tôi với ba mươi mùa hoa lay lắt dưới mưa trôi qua vẫn đặt hoài câu hỏi "nước về đâu trên mặt đất này?".
Mưa còn rơi nhưng sao lòng mình thấy khô khốc đến vậy? Có thứ tình cảm nào đang cong vênh giữa con tim và tình yêu lí trí. Chuyện gì cũng sẽ đi về nơi cuối cùng phải đến. Tôi sẽ quên những chuỗi ngày êm đềm nhất, thời gian bình an nhất để chứng minh rằng đường gập ghềnh không hẳn là đường khó đi. Rồi vần thơ ngày nào lại bay bổng, trang sách ngày nào lại bừng giọng ca vang.
Có ngày buồn ngơ ngẩn trong tôi.
Muốn gục đầu vào ngực ai và khóc.
Họ nghe mình vài câu khó nhọc.
Mưa đã đủ buồn... đừng khóc nữa... anh thương.
Đấy, trong bơ vơ tôi lại tìm cho mình chút tình rơi vãi, rơi vãi trên đôi câu thơ nhạt thếch tiếng cười. Nơi đó ai đã quên dòng tâm tư ướt át tình tôi viết, đã bỏ qua cảm xúc tôi lúc chua xót nhất cuộc đời, đã trẫm thân tôi vào dòng gió lốc. Đưa tôi đi như muốn cách xa cả một đời. Vùi cho kín tình tôi trong khối đất thâm sâu chỉ để... quên tôi một thời tình lỡ buông lơi.
Có gì đó nặng nề đâu mà sao ta cứ tự làm mình đau tay mình giữa khi lạnh giá. Phải hân hoan như lúc ta chào đời và bắt đầu biết cười bằng ánh mắt. Đôi mắt đó dẫu bây giờ vẫn âu sầu ngơ ngác hỏi "gió ơi mang mưa về đâu?"
P/S: Cảm xúc tháng Ba - Hà Nội phố không hoa gạo nở nhưng màu môi sẽ cháy đỏ thay màu hoa - mưa rơi thêm buồn!
T-MBG