Số
tiền thưởng cho các chị khiến người ta suy nghĩ, đạo đức nghề y nói
riêng, những việc làm tốt xứng đáng trong xã hội nói chung hiện nay chỉ
đáng bị "rẻ rúng" như thế?
Tuần qua nền y tế nước Nam chứng kiến nhiều xáo động kinh hoàng của thầy thuốc.
Đạo đức y tế báo động trên cả... đỏ
Bệnh
viện huyện Hoài Đức (Hà Nội) vẫn là tâm điểm của dư luận trong việc
"nhân bản" kết quả xét nghiệm. Trong khi đó ở Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh,
một vụ việc náo loạn - gia đình một bệnh nhân bị chết do bác sĩ tiêm
thuốc kháng sinh, gây "sốc phản vệ" - đánh đuổi bác sĩ, đập phá máy móc.
Báo
chí trong tuần cũng khui ra việc bác sĩ "ăn phim" để tư lợi túi riêng
tại một bệnh viện phía Nam. Trong khi đó vụ việc bác sĩ tắc trách gây ra
cái chết của mẹ con sản phụ ở bệnh viện Cần Thơ đã được kiểm thảo,
nhưng ê kíp trực hôm đó vẫn ngụy biện bảo vệ mình một cách không thể nào
trơ tráo hơn, trước các chứng lý rõ ràng.
Còn
nữa, cơn chấn động từ vụ tiêm vắc xin khiến 03 trẻ tử vong ở Hướng Hóa,
Quảng Trị hiện vẫn chưa tìm ra manh mối nguyên nhân đang ám ảnh hàng
triệu gia đình có con nhỏ và sắp có trẻ sơ sinh. Bộ Y tế vẫn chưa có đột
phá nào ngoài việc "đá bóng" cho phía công an điều tra chuyên môn y tế
vì sao 03 trẻ tử vong.
Thưởng như... "giễu cợt"
Trở
lại với quy trình "nhân bản" xét nghiệm của Bệnh viện đa khoa huyện
Hoài Đức, có 03 cá nhân được khen thưởng, với giá trị giấy khen của Sở Y
tế Hà Nội, và mỗi người 320.000 đồng, số tiền mọn như một sự giễu cợt
vào gương sáng y đức ở họ.
Cách
trao thưởng cũng không thể hiện tinh thần khuyến khích, nhân rộng gương
điển hình. Không hề có một câu ra hồn về lễ trao thưởng trên phông màn ở
hội trường, không gian trao thưởng như làm cho có. Và có phần nào đó
như không muốn ghi nhận công lao của những con người dám vạch mặt những
kẻ xấu núp sau tấm áo blouse có sứ mệnh nhân đạo cứu người.
Dư
luận xã hội, diễn đàn các trang mạng phẫn nộ với cái giá khen thưởng
bèo bọt đó nhưng không cắt nghĩa được. Nếu Sở Y tế Hà Nội có giải thích,
chắc chắn họ sẽ viện lý do, đó là theo các văn bản quy định của Luật
Thi đua khen thưởng, với cả một rừng thủ tục hướng dẫn phía dưới.
Có
một cách khen thưởng khác xứng đáng hơn mà người ta đã xa lánh, ấy là
vì sao không áp dụng cách thức khen thưởng cá nhân. Ba con người này
đứng ra tố cáo và cần khen thưởng họ "đội trần" vì bóc tách thủ đoạn tàn
nhẫn của ê kíp do giám đốc Liêm chỉ đạo.
Bà Hoàng Thị Nguyệt và hai đồng nghiệp tố cáo vụ "nhân bản" xét nghiệm được thưởng... 320.000 đồng/ người. Ảnh: Ngọc Dung/ NLĐ
Mỗi
người xứng đáng với khung lớn nhất là tháng lương cơ bản, điều đó hoàn
toàn nằm trong tay của Sở Y tế Hà Nội. Các khung thưởng hành chính vẫn
đảm bảo trong luật định, đáng tiếc ban lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đã không
chọn phương án đó. Không biết họ có thông điệp gì ở câu chuyện này?
Dùng
mức khen thưởng tập thể để chia cho ba người với số tiền rẻ mạt đến bất
nhẫn, đánh đổi với lòng dũng cảm của những người phụ nữ chân yếu tay
mềm, họ chỉ nhận được sự chê trách của xã hội mà thôi.
Cũng
cần nhớ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị đã có yêu cầu khen
thưởng những con người như chị Nguyệt. Về tư cách hành chính, Bí thư
Thành ủy là người chỉ đạo cao nhất ở TP. Hà Nội.
Cũng
vì đây là sự việc đặc biệt nghiêm trọng, và ở góc độ khác, để nhân rộng
các tấm gương tốt trong đời sống vốn còn nhiều bất an này, Ban Thi đua
khen thưởng t/p Hà Nội cần đề nghị Thủ tướng Chính phủ có quyết định
khen thưởng để động viên những người như chị Nguyệt. Đó cũng là bảo
chứng, chứng minh những người làm việc tích cực, dũng cảm cần được xã
hội ghi nhận, tôn vinh. Chứ không chỉ với một số tiền 320.000 đồng cỏn
con, như "ban ơn" của Sở Y tế Hà Nội.
Việc
khen thưởng nói cho cùng là hình thức, nhưng nó là mệnh lệnh hành chính
đúng đắn trong lúc này, không thể để các chị thân cô thế cô, chiến đấu
chống lại cái tiêu cực với tấm lòng trung trinh.
Số
tiền 320 nghìn đồng thưởng cho các chị, khiến người ta dễ dàng suy
nghĩ, đạo đức nghề y nói riêng, những việc làm tốt xứng đáng trong xã
hội nói chung hiện nay chỉ đáng được đối xử "rẻ rúng" như thế?
Người
viết bài này từng nghe lời tâm sự chua chát từ lãnh đạo một đơn vị y
tế, rằng cơ sở ông và nhiều cơ sở khác nay nhận tuyển thành phần "vai
vế" quá nhiều khiến lãnh đạo nói không nghe.
Đến
khi đi học nâng cao tay nghề từ cao đẳng lên cử nhân hoặc bác sĩ chuyên
khoa, họ lại không học đúng chuyên môn, mà chỉ đi học từ cao đẳng y lên
cử nhân Luật hoặc Sử. Thậm chí, có khi là đi học tại chức Ngữ văn chỉ
để về nâng lương, còn chuyên môn vẫn giẫm chân tại chỗ, và cái thiệt,
bao giờ cũng là người dân.
Người
dân thiệt thòi không chỉ vì năng lực chuyên môn của người được gọi là
bác sĩ có bằng cử nhân Luật, Sử, Ngữ Văn... mà y đức còn bị thiệt thòi
hơn nữa khi những người như thế "bức tử" nó chính trong ý thức của họ.
Xâu chuỗi các sự kiện y tế trong thời
gian qua, người ta có liên tưởng, dường như y đức đang bị làm xói mòn
hơn là nuôi dưỡng nó thì phải?!