Dạng thứ nhất: Treo avatar cờ đỏ sao vàng rồi đi comment bậy bạ.
Cái
dạng này thì không phải là hiếm. Từ dạo Facebook nổi lên thành mạng xã
hội có nhiều người dùng nhất Việt Nam thì cứ mỗi dịp tết đến xuân về,
30/4 với 2/9 thì lại một loạt các event “Nhuộm đỏ Facebook bằng quốc kỳ Việt Nam”, “Treo avatar cờ đỏ sao vàng mừng Quốc Khánh”,… mọc lên cứ phải gọi là như nấm mọc sau mưa.
Nói
chung thì đây cũng là một hành động khá là hay và đẹp, chí ít cũng là
về mặt thẩm mỹ. Khi mà ai cũng treo avatar như vậy sẽ giống như kiểu mặc
chung một chiếc áo đồng phục tươi đẹp mà ai cũng giống ai. Như một lời
nhắc nhở về hai chữ đồng bào, về tinh thần dân tộc và tinh thần yêu nước
của những con người mang trong mình dòng máu Việt Nam. Của đáng tội là
nếu đã trót mang trên người cái bộ đồng phục với hình quốc kỳ tôn nghiêm
của dân tộc như vậy mà làm mấy việc có ích thì chẳng sao, đằng này thì
ôm nguyên cái avatar mà ai-cũng-biết-là-từ-đâu-đấy để đi làm đủ mọi trò
từ nực cười đến đáng xấu hổ trên mạng.
Thực
tế thì chúng ta đã ghi nhận không phải ít mấy cái trường hợp kiểu như
này trong thời gian qua. Nhẹ nhàng thì như việc dùng tiếng Việt để
comment chửi bới Công Vinh trên fanpage CLB bóng đá Nhật Bản mà anh đang
theo thi đấu. Nặng hơn một chút thì là avatar cờ đỏ sao vàng đẹp lung
linh xong đi vào facebook của mấy anh chàng đẹp trai bị trục xuất khỏi
đất nước nọ để chửi bới, văng tục bằng mấy từ ngữ chả mấy đẹp đẽ gì cho
cam.
Có
chuyện khôi hài như này mà mình vô tình được biết mới hôm qua thôi. Đó
là cái bạn chủ một event kêu gọi mọi người treo cờ làm avatar trên
facebook lại là một bạn trốn nghĩa vụ quân sự. Hôm trước còn thấy post
mấy cách hay ho để trốn được qua vòng kiểm tra sức khỏe để không phải đi
nghĩa vụ. Thế mà hôm nay đã thấy kêu gọi mọi người thể hiện tinh thần
yêu nước và còn thái độ hành tỏi đủ kiểu nếu có ai lỡ hỏi lại: “Treo như
này có ích gì không em?”.
Ờ, cũng thấy có chút “yêu nước” nhẹ.
Dạng thứ hai: Mồm nói yêu nước nhưng một mực sỉ nhục tiếng Việt.
Cái
dạng này thì phần nhiều là ở mấy em teen teen xinh xinh hiền ngoan mới
lớn. Cứ thử đọc mấy cái status mà các em ý chúc mừng sinh nhật Bác hay
là chào mừng quốc khánh mà hết cả hồn. Kiểu năm lớp 1 khi học về chính
tả thì chẳng may cô giáo của các em ý bị xe cán chết mất ngáp nên các em
ý bị thất học ý. Có khi mình phải dụi mắt lên dụi mắt xuống đến 4, 5
lần mới hiểu nổi mấy thứ các em ý viết.
Bé
bé xinh xinh thích dùng teen code đã là một nhẽ, lớn đầu rồi mà cũng ối
anh chị cũng vẫn thích chơi cái kiểu chữ mà người đọc chỉ mong có
vietsub ngay bên dưới mà rõ ràng là họ đang viết tiếng Việt đấy chứ. Có
khi bài viết của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt” mà ai cũng đã một lần học qua trong chương trình phổ thông
nó không nằm trong bộ nhớ chứa đầy những thứ hoa mỹ khác mà tư duy bình
thường khó ai dịch nổi.
Mà
dạng này thì còn có thêm một bộ phận kiểu còn nguy hiểm hơn nữa cơ. Đó
là viết tiếng Việt còn chưa sõi, chi chit lỗi chính tả cơ mà lý luận khi
người khác sử dụng ngoại ngữ thì kinh lắm. Thí sinh tham dự các cuộc
thi âm nhạc mà hát tiếng Anh vài ba bài là bảo là mất gốc, không hát
được tiếng mẹ đẻ, hát mà không ai hiểu thì hát làm gì. Xong rồi thì ca
sỹ underground có sáng tác mấy ca khúc mà có chèn thêm đôi ba đoạn rap
hay là các từ ngữ nước ngoài vào thì ngay lập tức quy chụp cho người ta
cái tội “tiếng Việt không có từ nào hay hơn sao mà phải lạm dụng tiếng
nước ngoài”. Nếu mà nói kiểu thế chắc mấy nghệ sĩ xứ Hàn Quốc khi chêm
tiếng Anh vào bài hát của họ hay là Lady Gaga có cho đôi ba từ tiếng Ý
vào ca khúc của cô ấy chắc đều mất gốc và lai căng hết. Chả hiểu mấy
người đến tiếng Việt còn nói chả ra hồn thì lấy cái tư cách gì để phê
phán người làm nghệ thuật không biết.
Dạng thứ ba: Yêu nước nhưng mà một chữ Lịch Sử bẻ đôi cũng không biết
Đi
đầu trong top những bạn trẻ trong dạng này chính là Kênh14 với bộ ảnh
đỉnh cao mừng sinh nhật Bác nhưng mà sai cả ngày sinh của Bác: từ năm
1890 thành 1840. Nghe nói sau sự việc này trang thông tin này đã được
phong cho danh hiệu: “Độc quyền sự ngu dốt” và nhận được đủ thứ văn bản
xử phạt về cái trò hề đó của mình. Nghĩ qua cũng thấy buồn cười mà nghĩ
kỹ lại thì lại thấy đau lòng vô cùng tận khi mà những người trẻ yêu nước
lại có thể thiếu sót được cái lỗi to đùng như thế.
Kiến
thức sâu rộng về sử Việt thì không dám đòi hỏi các bạn phải chuyên sâu
và giỏi giang nhưng những điều cơ bản và một vài mốc thời gian quan
trọng mà cũng không nhớ nổi thì thực sự là một điều đáng phải đặt mối
quan ngại. Mình từng thấy một bạn nữ học một trường ĐH khá nổi tiếng ở
Hà Nội đã cãi chày cãi cối, cãi bằng được với một người bạn khác của cô
ấy về câu chuyện: ngày 2/9 là ngày Quốc Khánh chứ không phải ngày mất
của Bác mà không hề hay biết hai sự kiện đó trùng một ngày, chỉ khác năm
mà thôi.
Bởi
vậy mới nói mồm có rao giảng yêu nước cỡ nào mà trong đầu không có được
chút ít vốn liếng lịch sử dân tộc thì chẳng hiểu bạn yêu cái gì của đất
nước này khi không có quá khứ, không có truyền thống?
Dạng thứ tư: Ở đâu có Trung Quốc là chửi, ở đâu có “Tàu khựa” là ném đá
Cái
dạng này thì phải nói là nhan nhản, không thể đếm xuể. Nhìn lại bộ đồ
trên người mấy bạn đang mặc – hàng Quảng Châu. Xem lại mấy bộ phim
truyền hình mà mấy bạn đang theo dõi trên tivi – phim Trung Quốc. Game
online mà mấy bạn đang chơi – nhà phát hành từ China. Điện thoại iPhone
giá rẻ - made in China. Nói chung là có quá nhiều thứ xung quanh các bạn
đang sử dụng, tiêu dùng đều xuất phát từ Trung Quốc. Ấy vậy mà dường
như các bạn lờ đi coi như không hề tồn tại cái sự thật đấy mà chỉ chăm
chăm mượn cớ rằng mình đang yêu nước và dùng cái lòng yêu nước mù quáng
đấy để chửi bới và phát biểu liều.
Ôi
thôi thì cứ cái gì tồi tệ, xấu xa, bẩn thỉu, khốn nạn, đê tiện là cứ
nhằm vào Trung Quốc mà chửi. Mấy cái tin đồn nhảm nhí kiểu “băng gạc
chứa trứng đỉa”, “bức ảnh người vợ ma”, “cho ấu trùng vào băng vệ
sinh”,… cũng quy cho Tàu khựa hết. Rồi kinh khủng hơn là khi đọc được
một bài báo nào về những tai nạn, những sự việc đau lòng ở mảnh đất hơn 1
tỷ dân này như thiên tai, dịch bệnh,… thì bên dưới là cả đống comment
cười cợt, đắc chí, sung sướng, hả hê.
Dạng
này thì đã được mình đề cập ở một bài viết cách đây khá lâu (có thể đọc
ở link bên dưới) và mình gọi đó là mấy bạn trẻ có não sinh ra để lấp
đầy hộp sọ. Có một điểm chung của mấy cái bài viết được share đầy rẫy
trên Facebook chứa các tin đồn này đó chính là nó vô cùng mông lung,
không rõ nguồn và không hề có căn cứ cơ sở khoa học nào cả. Đôi khi nó
còn là mấy bài viết của mấy cái page đang cần tăng lượt like cho họ hoặc
là của mấy đứa rảnh rỗi đang cần được tăng lượt follow không hơn không
kém.
Thực
ra để mà nói thì ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu, dân tộc nào cũng có
điều tốt và chưa tốt, tích cực lẫn tiêu cực nhưng mà mấy bạn trẻ phấn
khích quá đà kiểu thấy ở đâu có dính tý Trung Quốc là chửi, chế đủ thể
loại tranh ảnh thơ phú biếm họa để sỉ nhục dân tộc khác thì đúng là khó
có thể chấp nhận nổi. Mấy thành phần quá khích, thích chạy theo tâm lý
đám đông mà không biết kiểm soát hành động của mình như này thì khó có
thể nói là yêu nước được.
Dạng thứ năm: “Tôi yêu Việt Nam nhưng tôi không yêu Thanh Hóa, không ưa Bắc Kỳ, kỳ thị đồng tính, ghê tởm dân nhà quê,…”
Thế
nào, có bao giờ bạn nghe được mấy câu kiểu như trên chưa? Mình dám cá
là tất cả các bạn đều đã nghe thấy, nhìn thấy ít nhất một lần trong đời
mấy cái câu như vậy rồi. Các bạn lúc nào cũng năng nổ chửi Tàu khựa,
sùng sục hô hào khẩu hiệu yêu nước nhưng mà mỗi cái việc yêu đồng bào
của mình, tôn trọng những người có cùng nguồn gốc, nói chung ngôn ngữ là
không thể làm nổi.
Kỳ
thị thì đủ kiểu, đủ cách. Nhẹ nhàng thì cách ly không chơi với mấy bạn
“dân 36” trong lớp, căng thẳng hơn thì lập page anti một bé đi thi The
Voice Kids chỉ vì bé ý quê ở Thanh Hóa. Bình thường thì buông lời trêu
chọc một cậu bạn là người đồng tính trong lớp để cho vui, ghê gớm hơn là
nhiếc móc, bỉ bai, sỉ nhục không thương tiếc người bạn đó và thậm chí
đánh đập, dùng bạo lực với người ta chỉ vì người ta không thích người
khác giới giống mình.
Đôi
khi đơn giản chỉ là một cái giọng nói địa phương chưa thể chuẩn như
giọng Hà Nội. Chỉ là một người bạn ở miền Nam ra lỡ nói tiếng Nam mà bị
chặt chém không thương tiếc khi đi mua mấy món đồ lưu niệm ở thủ đô. Chỉ
là những từ ngữ “Bắc Kỳ”, “Nam Kỳ”,… Tất cả những thứ đó đã đủ để chứng
minh cho bạn thực ra chả có tý gì gọi là yêu nước cả. Vì yêu tổ quốc là
đồng nghĩa với việc yêu đồng bào, yêu dân tộc mình. Bạn có yêu đến chết
đi được một anh chàng, cô nàng nào đó ở trời Tây mà có khi từ bây giờ
đến lúc hết đời bạn cũng chẳng bao giờ có cơ hội gặp mặt và bạn tự hào
vì điều đó. Nhưng lại chẳng thể bao dung và ngừng dùng định kiến để nhìn
về những con người ở ngay bên cạnh bạn hàng ngày. Yêu nước ư? Bạn làm
gì xứng đáng với từ đó.
Tạm kết
Mình
còn nhớ năm mình học lớp 10, mình có đọc một truyện ngắn mà theo mình
là rất hay và nó đã một phần làm thay đổi cách nhìn nhận cuộc đời của
mình. Một truyện ngắn của tác giả nổi tiếng Minh Nhật với tựa đề: “Bước chân tới thiên đường”.Trong
truyện có kể về một nhân vật là một thầy giáo đặc biệt dạy môn Giáo dục
công dân của một lớp học cũng đặc biệt mà có lẽ nó chỉ có thể xảy ra
trong tưởng tượng mà thôi. Ở trong đó, thầy giáo trẻ tên Kim mắc bệnh
hiểm nghèo đã có lần giảng cho đám học trò nghịch như quỷ bên dưới về
lòng yêu nước như này:
“Kim
đi vào lớp, thường là tay đút túi quần, quên không tả, anh mặc vest,
luôn chỉ mặc vest đen, anh đứng sát bàn đầu tiên, ít khi quan tâm đến
việc hôm nay phải dạy gì.
- Lòng yêu nước?
Anh nhìn lướt qua quyển sách của Ánh – nó ngồi ở bàn đầu - rồi ra hiệu cho Ánh cất sách vào túi.
- Ờ, đây là một chủ đề hay đấy! Em, em có yêu nước không? Anh luôn thích những câu trả lời thật nhé.
Anh chỉ vào Bảo. Thằng này nheo mắt:
- Theo một nghĩa nào đó thì là có ạ.
- Theo nghĩa nào đó là theo nghĩa nào?
- Em cũng không rõ lắm, nhưng đại khái thì là yêu ạ!
Cách trả lời nhảm nhí của thằng này khiến tôi phì cười.
- Em có yêu đội bóng nào không?
- Dạ có, Barca ạ.
- Dứt khoát nhỉ. Thế khi Barca bị loại ở cúp C1 năm nay em có buồn không?
- Có chứ ạ.
- Thế lúc nghe đến sản lượng khai thác hải sản của nước ta giảm 25% trong năm vừa rồi, em có buồn không?
- Dạ…không ạ.
- Đấy, thế thì cũng chưa yêu nước lắm!
Bảo lúng túng. Anh cười:
- Anh đùa đấy, anh cũng không buồn vì anh không ăn hải sản! Nhưng nếu là sản lượng cà phê giảm thì anh sẽ buồn lắm đấy!
Cười. Anh lại xoa xoa cằm, động tác quen thuộc:
- Có lẽ là ở mỗi một hoàn cảnh đều khác, không thể so sánh các em với các anh hùng đã xả thân cứu nước trong hai cuộc chiến tranh của chúng ta, vì các em sinh ra trong thời bình, điều ấy là không chính xác. Anh nghĩ, các em yêu nước theo cách của các em, yêu chỉ đơn giản vì đã được sinh ra ở nơi này. Anh nhớ, cách đây 5 năm, khi anh bắt đầu đi du học….
Và Kim kể về những ngày xa nhà của anh, những lúc đi học về tối khuya, bật BBC VN lên nghe những bản tin về đất nước, thấy lòng vui vẻ lạ thường, những lúc nghe tin có sóng thần nơi này, bão lũ nơi kia, lại thấy lòng ngập tràn lo lắng, anh kể hội sinh viên Việt Nam ở đó giúp đỡ, san sẻ, yêu thương nhau như thế nào, yêu nước là yêu những người cùng sinh ra trên quê hương…Không kể khổ, không so sánh, Kim nói với chúng tôi về những gì anh đã trải qua và đúc kết được…Những câu chuyện giản dị, anh ngồi một cách bình thản, chúng tôi chăm chú lắng nghe.. Những cảm xúc dâng lên trong từng đứa như là lần đầu biết thế nào là yêu nước, là tình bạn thực sự, là tình yêu, là lòng dũng cảm…”
- Lòng yêu nước?
Anh nhìn lướt qua quyển sách của Ánh – nó ngồi ở bàn đầu - rồi ra hiệu cho Ánh cất sách vào túi.
- Ờ, đây là một chủ đề hay đấy! Em, em có yêu nước không? Anh luôn thích những câu trả lời thật nhé.
Anh chỉ vào Bảo. Thằng này nheo mắt:
- Theo một nghĩa nào đó thì là có ạ.
- Theo nghĩa nào đó là theo nghĩa nào?
- Em cũng không rõ lắm, nhưng đại khái thì là yêu ạ!
Cách trả lời nhảm nhí của thằng này khiến tôi phì cười.
- Em có yêu đội bóng nào không?
- Dạ có, Barca ạ.
- Dứt khoát nhỉ. Thế khi Barca bị loại ở cúp C1 năm nay em có buồn không?
- Có chứ ạ.
- Thế lúc nghe đến sản lượng khai thác hải sản của nước ta giảm 25% trong năm vừa rồi, em có buồn không?
- Dạ…không ạ.
- Đấy, thế thì cũng chưa yêu nước lắm!
Bảo lúng túng. Anh cười:
- Anh đùa đấy, anh cũng không buồn vì anh không ăn hải sản! Nhưng nếu là sản lượng cà phê giảm thì anh sẽ buồn lắm đấy!
Cười. Anh lại xoa xoa cằm, động tác quen thuộc:
- Có lẽ là ở mỗi một hoàn cảnh đều khác, không thể so sánh các em với các anh hùng đã xả thân cứu nước trong hai cuộc chiến tranh của chúng ta, vì các em sinh ra trong thời bình, điều ấy là không chính xác. Anh nghĩ, các em yêu nước theo cách của các em, yêu chỉ đơn giản vì đã được sinh ra ở nơi này. Anh nhớ, cách đây 5 năm, khi anh bắt đầu đi du học….
Và Kim kể về những ngày xa nhà của anh, những lúc đi học về tối khuya, bật BBC VN lên nghe những bản tin về đất nước, thấy lòng vui vẻ lạ thường, những lúc nghe tin có sóng thần nơi này, bão lũ nơi kia, lại thấy lòng ngập tràn lo lắng, anh kể hội sinh viên Việt Nam ở đó giúp đỡ, san sẻ, yêu thương nhau như thế nào, yêu nước là yêu những người cùng sinh ra trên quê hương…Không kể khổ, không so sánh, Kim nói với chúng tôi về những gì anh đã trải qua và đúc kết được…Những câu chuyện giản dị, anh ngồi một cách bình thản, chúng tôi chăm chú lắng nghe.. Những cảm xúc dâng lên trong từng đứa như là lần đầu biết thế nào là yêu nước, là tình bạn thực sự, là tình yêu, là lòng dũng cảm…”
Vậy
đó bạn yêu à. Đó là điều mà tôi muốn nói về lòng yêu nước trong ngày
2/9 và cả 364 ngày còn lại trong một năm đấy. Yêu nước nó không phức tạp
quá đỗi như các bạn vẫn đang nghĩ về nó đâu. Đôi khi chỉ đơn giản là
biết kiểm soát hành vi của bản thân khi mình đang đại diện cho cả một
dân tộc trên mạng xã hội, là biết đùm bọc, yêu thương những con người
cùng dòng máu Việt Nam ở bất kỳ nơi nào có thể, là học hành và rèn luyện
tốt để trở thành những người trẻ sống tốt sống đẹp. Vậy thôi, có lẽ đã
là đủ rồi để trở thành một lòng yêu nước thực thụ, bất chấp việc có thể
bạn sẽ không cầm súng ra trận hay là không đi nghĩa vụ quân sự rồi đó,
bạn à!