Nếu ai đó coi lừa hứa chỉ là một câu nói và việc giữ lời hứa chỉ là lời nói suông thì đừng bao giờ hứa gì cả.
Kể một câu chuyện với đứa bạn, bắt nó hứa lên hứa xuống là giữ bí mật xong tự dưng thấy chuyện của mình ai cũng biết. Có tý hẫng và niềm tin giảm đi một chút.
Muốn ai đó làm một việc cho mình, người ta đồng ý, kêu người ta hứa thực chất để chỉ lừa phỉnh bản thân rằng điều đó sẽ được đảm bảo thực hiện hơn, nhưng cuối cùng hứa vẫn chỉ là hứa, làm hay không lại là chuyện khác.
Tự hứa với bản thân phải thay đổi, phải mạnh mẽ, phải thế này, thế nọ, nhưng cuối cùng lời nói gió bay, lời hứa dù có được khắc sâu hơn thì vẫn không thắng được tình cảm bên trong của bản thân. Để rồi lại thất hứa với bản thân.
Suy cho cùng, lời hứa cũng chỉ là một dạng của lời nói, nặng hơn một chút nhưng nó có hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào người nói ra lời hứa ấy.
Nếu phản bội lời hứa, chắc chắn sẽ không có chuyện gì xảy ra, thế nên nhiều khi người ta vô tư quá. Coi lừa hứa như trò đùa và vô tình hoặc cố tình phản bội lại chính lời hứa của mình.
Cứ lần nào nói với ai cái gì mình cũng bắt người ta hứa. "Hứa đi. Hứa là không được kể với ai đi", ai cũng "ừ" nhưng mình chẳng biết chuyện mình kể đó có được giữ kín ko nữa. Chỉ biết là khi bắt người ta hứa, mình sẽ có cảm giác an toàn hơn.
Rồi người ta có đi kể với ai hay không thì mình cũng không biết nữa, cũng không đi điều tra làm gì. Chỉ biết rằng nếu mình biết lời hứa bị phản bội thì niềm tin sẽ giảm đi rất nhiều thôi.
Hôm rồi, bắt một người bạn hứa sẽ thực hiện một việc cho mình. Thực ra thì việc đó cũng không khó. Và người đó nhận lời xong cuối cùng thì phản bội lời hứa một cách đau đớn. Tệ thật. Thế mới biết rất khó để bắt ai đó thực hiện lời hứa với mình đúng như lời người ta nói.
Vì lời hứa bị phản bội nên có rất nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra. Giá như lời hứa được vẹn nguyên thì có lẽ không đã có nhiều chuyện không hay như vậy...