Blog hay về tình bạn, tình yêu và gia đình - tớ cop blog từ các nguồn khác nhau trên internet nên không để ý được tác giả là ai, buzz tớ trên gtalk để tớ đặt lại tác giả nhé các bạn ! Moaz !
Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013
Từ tấm biển CẤM ĂN CẮP VẶT bằng tiếng Việt
Bài viết của chị Yến Trần, Heo share cho mọi người cùng đọc và cảm nhận.
Gần đây trên mạng đang xôn xao về 1 bức ảnh chụp 1 biển báo ở Nhật ghi bằng 2 thứ tiếng Nhật- Việt cảnh báo người Việt không được ăn cắp. Và có thông tin là biển báo đó là ở Saitama, là tỉnh mình đang ở. Và cái mọi người bàn tới là sự kỳ thị của người Nhật với người Việt, và sự nhục nhã xấu hổ...
Sẵn tiện có đôi dòng chia sẻ trong giới hạn hiểu biết của mình về cộng đồng Việt ở Nhật mà mình từng giao tiếp.
Mình ở Nhật tổng cộng đến nay là 5 năm, tuy nhiên số lần giao tiếp với người Việt ở đây đếm trên đầu ngón tay chưa hết. Bạn bè mình gồm có 1 chị lấy chồng luật sư người Nhật, 1 cô khác cũng lấy chồng người Nhật mà mình là bạn người chồng trước, rồi khi anh này lấy vợ thì giới thiệu cô vợ cho mình làm quen, và 1 anh kia qua Nhật được 20 năm, ba vượt biên, sau đó bảo lãnh anh sang. Tổng cộng 3 người. Còn toàn bộ là người Nhật.
Từ anh bạn người Việt đó, mình đã nghe kể nhiều câu chuyện về cộng đồng Việt tại đây, nhất là cộng đồng sống ở Yokohama.
Anh này sống tại Tochigi, tỉnh kế cận Saitama. Tỉnh này tập trung cực kỳ nhiều hãng xưởng, và rất đông người Việt làm cho các hãng xưởng ở đây, bao gồm người Việt cư trú dài hạn, và người Việt đi hợp tác lao động. Anh chuyên gom các xe cẩu, xe tải, xe cơ giới hạng nặng và xuất đi các nước thuộc thế giới thứ 3. Nói chung, có thể gọi anh 2 chữ "đại gia".
Nói về các bạn anh này ở Yokohama trước.
- Việc phổ biến là giả ly hôn để hưởng trợ cấp. Vợ chồng người chú của anh này giả ly hôn, nhưng buổi tối thì lại về sống với nhau. Người ta tra hỏi 2 đứa con, bố mẹ có sống chung với nhau hay khong. Tụi nhỏ trả lời có. Sau đó thì sự việc vỡ lỡ, 2 vợ chồng bị phạt tù, 2 đứa con vào trung tâm nuôi dạy trẻ.
- Có 1 nhóm người Việt hàng đêm đi trên những xe tải hạng nặng, chạy dọc trên đường quốc lộ, nhìn thấy xe tải nào đậu ven đường là dừng lại, thao tác nhanh, trong tích tắc ăn cắp bộ nhíp của xe (không nhớ là nhíp hay đội gì đó, nằm ở gầm xe). Sau đó là chuyển qua các nước khác bán. Trong thời gian ngắn ăn cắp lên tới số lượng hàng ngàn bộ. Một cô trong nhóm ghé đến nhà anh này chơi, nói cho gởi 1 thùng hàng, rồi đã đến lấy đi. Khoảng 1, 2 tuần sau đó, cảnh sát bỗng nhiên ập vào xưởng của anh này, khám xét khắp nơi, hỏi có quen biết người đó không. Anh này thật sự ngơ ngác. Bởi vì anh này làm về cơ khí, cũng chuyên rã hàng để bán nên nằm trong đối tượng nghi ngờ đầu tiên, may mà anh này khong dính vào. Về sau mới biết được cô này thuộc nhóm ăn cắp đó. Tòa xử tù vài năm, đền vài chục ngàn đô. So với số lượng ăn cắp hàng ngàn bộ nhíp thì vẫn còn lời chán.
- Chuyện làm giả con nuôi và kết hôn giả là chuyện thường ngày.
- Người Nhật vẫn có thói quen bày hàng truyền thống là hàng hóa cứ bày ra tùm lum phía trước cửa hàng, chẳng có ai trông coi, cho nên thực sự ở bên Nhật nếu muốn ăn cắp có lẽ là dễ, cho nên 1 số thành phần từ VN qua nhìn thấy dễ ăn, đã không kìm lòng được, nảy sinh ăn cắp. Và khi họ sống thành 1 cộng đồng thì họ đã kết hợp với nhau lại thành 1 tập đoàn ăn cắp, đi ăn cắp bằng xe tải, và trữ hàng trong những nhà kho lớn chờ gởi về VN hoặc Cambodia. Nói thêm là Cambodia là nơi tiêu thụ hàng ăn cắp trên thế giới, từ xe hơi đến những thứ nhỏ nhất.
Riêng đối với đối tượng người Việt sang lao động hợp tác, du học, cũng lắm chuyện xấu hổ.
- Điển hình thứ nhất là đá tàu, là cách nói khác của đi lậu vé. Mình cũng không hiểu họ đi lậu bằng cách nào nhưng theo tìm hiểu thì hình như là họ mua vé mệnh giá rẻ nhất, rồi cứ thế mà đi, đến nơi thì họ sẽ tìm cách đi nép sau lưng người khác và lướt qua luôn. Thế là tiết kiệm được tiền tàu, thay vì 500 jpy thỉ chỉ mất 130 jpy thôi.
- Ăn cắp vặt (như đã nói ở trên)
- Ồn ào, không ý tứ nơi công cộng, không tuân theo các nguyên tắc nơi công cộng.
- Đi thuê nhà 1 người đứng ra thuê, rồi sau đó cả bọn kéo đến ở chung. Sau khi dọn đi hết hợp đồng thì trốn luôn, để lại 1 ngôi nhà dơ dáy tan nát, khác với truyền thống ở Nhật là khi dọn nhà đi thì phải lau dọn nhà cửa, làm nó lại như mới nhất nếu có thể, và phải trả 1 khoản tiền để chủ nhà sửa sang lại nhà cửa.
Chuyện họ sống trong những khu ký túc xá của công ty thì họ đã áp dụng toàn bộ lối sống ở VN.
- Ăn ở dơ bẩn, không dọn dẹp
- Nữ giới thản nhiên dắt bạn trai vào khu vực ký túc xá bất chấp nguyên tắc cấm.
- Đàn ông cũng tụ tập đàn đúm ăn nhậu bất cứ khi nào có thể
- v.v.v
Cho nên, việc bị kỳ thị nếu chưa có xảy ra, hoặc có thể chưa đến nỗi như bài báo viết, vì nơi mình sống khá là thanh bình, chưa gặp nguoi Việt bao giờ, nhưng nếu cái đà này cứ tiếp tục thì không sớm thì muộn sẽ trở nên nặng nề.
Và việc kỳ thị này, chưa chắc là từ người Nhật dành cho cộng đồng Việt mà từ cộng đồng Việt dành cho nhau. 2 người bạn lấy chồng Nhật mà mình quen biết cũng tránh hạn chế tối đa việc giao tiếp với người Việt, bởi vì không biết đâu chừng 1 lúc nào đó mang vạ vào thân.
Việc này cũng tương đương với cộng đồng Việt ở khắp nơi trên thế giới. Một số gia đình ở Mỹ cũng đã dọn ra khỏi khu người Việt để tránh các phiền lụy đến từ thói quen xấu của người Việt.
Tấm biển cảnh cáo song ngữ Việt-Nhật đó mọi người thích có thể search trên internet. Mình không muốn bỏ hình lên đây, bởi vì friends cũng rất nhiều người Nhật. Cũng là 1 dạng cảm thấy xấu hổ.
Tuy nhiên, dù gì đi nữa, riêng mình, chưa bao giờ mình xấu hổ mình là người Việt, bởi vì giá trị của văn hóa Việt, tính cách Việt, cách sống Việt cũng khiến mình vui và tự hào, có điều là áp dụng nó khi nào, ở đâu, với ai, đó mới là quan trọng.
Bài viết này không có ý đả kích hay mất gốc, chỉ là kể lại những gì nghe, thấy và biết.