Với Omar, chàng trai đến từ xứ Trung Đông dĩ nhiên được liệt vào hàng trai đẹp. Trước khi chàng xuất hiện ở sân bay Tân Sơn Nhất, tên tuổi của chàng đã được trưng đầy các trang báo, xôn xao các cộng đồng ảo và đương nhiên làm nhốn nháo những trái tim thiếu nữ.
Có lần, hỏi chuyện chàng Joe, còn có biệt hiệu về Dâu Tây tôi có nói, trai đẹp, trai giỏi lại có nguồn gốc Tây như anh thường được chị em nước Việt thích thú lắm. Anh Joe bẩu, không riêng gì là Tây đẹp, Tây giỏi….mà chỉ cần là Tây tôi đã thấy người ta thích rồi.
Omar xuất hiện, có nhiều trái tim thiếu nữ nghe bảo đã nát tan. Vẫn là làn râu rậm rạp ấy, vẫn là đôi mắt nhìn như có lửa ấy…chỉ có điều, ô kia anh không đẹp như những bức hình thiếu nữ ta trông thấy ở đâu đó trên mạng. Lúc đó, thiếu nữ ta mới thất thẩn ỉ ôi nói: Vỡ mộng rồi. Người xưa bảo: Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết Photoshop mà thôi. Nay ta thấy: Không có đàn ông xấu, chỉ có đàn ông không biết làm đẹp bằng công nghệ mà thôi.
Trách sao được, có trách là trách các thiếu nữ nước Nam ta không có được một sự “trừ bì” đáng kể. Nên vỡ mộng cũng đúng rồi.
Cũng may, ngày hôm sau xuất hiện, Omar đã chăm chỉ tút tát hơn…thế nên vẫn là những thớ lông rậm rạp ấy, vẫn đôi mắt cuốn hút ấy…nhưng anh đỡ xấu hơn hôm ở sân bay rồi. Cũng may.
Bạn tôi, ngồi bia bọt với nhau nhăn nhó nói: Tao chẳng hiểu tại sao người ta có thể bỏ ra 20 triệu để được ngồi ăn với trai đẹp, trong khi số tiền đó sé giúp được bao nhiêu mảnh đời cơ khổ…
Nghe hắn nói, tôi suýt phun bia ra đường khẩu. Cái lý luận ấy cũ quá rồi. làm việc thiện không giống như ngắm trai đẹp, nó chẳng phải là đặc quyền của ai nên không thể khuôn phép cuộc sống của người ta theo cái cách suy nghĩ ấy.
Nhớ lại tranh cãi chưa có hồi kết về bữa cơm 2000 ngàn đồng. Một bài viết đã đề cập đến những điểm nguy cơ mà bữa cơm đó có thể tạo ra như: Gây áp lực cạnh tranh không lành mạnh với những quán cơm liền kề; Tạo điều kiện để bọn thầu ăn xin đẩy người ăn xin vào đó; Tạo sức hút đối với người ngoại tỉnh, cho họ bữa cơm là trao cho họ con cá, không phải cái cần câu…
Lại nhớ, trước đó cũng từng có tranh luận trên một diễn đàn về tình nguyện, một cư dân đã vào bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc các tình nguyện viên chỉ đem đến cho trẻ em nghèo được manh áo ấm, cuốn sách học….mà không làm được những việc giải quyết dài lâu hơn cuộc sống của họ, người này cho rằng, đó là một cách làm chỉ có tác động tức thời, ngắn hạn…không nên tiếp tục được triển khai…
Con người chúng ta sinh ra, mỗi người đều có một bộ não để tư duy (trừ những người dị tật bộ não), nên mỗi người đều có thể có một quan điểm khác mang ý nghĩa chủ quan của mình.
Nếu bạn không thể cho họ được một cái cần câu, bạn hãy cho họ con cá trước đã. Đừng bắt họ chờ cần câu trong trạng thái suy kiệt bởi đói ăn và lạnh giá. Nếu việc tạo cần câu đòi hỏi một tiềm lực mạnh hơn, cao hơn trong đó có vai trò của nhà nước, thì trong tiềm lực bản thân bạn có thể làm việc đó phù hợp với điều kiện của mình. Chí ít, tự trong lương tâm bạn thấy thoải mái. Còn hơn là dậm chân và phê phán nỗ lực của người khác. Tư duy ấy mới sản sinh ra kiểu thái độ: gặp một người tai nạn, tự nghĩ sẽ có người khác giúp ấy mà, ta lẳng lơ bỏ đi.
Tác giả bài viết phản biện về tính tích cực của bữa cơm 200 ngàn đồng nói rằng, bữa cơm sẽ tạo cái lợi cho bọn chăn thầu ăn xin, vì chúng không phải bỏ tiền nuôi cơm những con người lao khổ ấy nữa. Uh, cứ cho là thế đi, thì thay vì việc những người ăn xin phải ăn những bữa ăn nghèo nàn, mất vệ sinh của bọn chăn thầu, thì ít ra khi đến với bữa cơm 2000 ngàn họ được phục vụ, đối đãi và được ăn một bữa cơm ngon, chất lượng và được thấy sự nâng niu của đồng loại cơ mà. Đó mới là mục đích tối thượng không có trong sự nhỏ hẹp của tính cách con người.
Lạ lắm chứ, cứ một cái gì đó xôn xao trong giới trẻ, lại có một công ty, tổ chức nào đó vời nhân vật ấy về để cho người trong nước được dịp ngó nghiêng. Một anh Nick đem lại một hình tượng về con người nghị lực, vậy những Omar đem lại gì cho thiếu nữ nước Nam ta. Nghĩ đến thế lại tự an ủi. Suy cho cùng đó cũng như một thú tiêu khiển, một trò giải trí đơn thuần thôi mà. Trai đẹp hóa ra cũng có cái khổ, cũng có cái sướng đó.